PreviousIndexNext


 

CHƯƠNG 2  

 

CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ 

THỊ TRƯỜNG

 

I.THỊ TRƯỜNG

 

II. CẦU  

  1. KHÁI NIỆM CẦU VÀ SỐ CẦU 

  2. KHÁI NIỆM CẦU VÀ SỐ CẦU  

  3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU ĐỐI VỚI HÀNG HÓA  

III. CUNG

  1. KHÁI NIỆM CUNG VÀ SỐ CUNG  

  2. HÀM SỐ CUNG VÀ ĐƯỜNG CUNG  

  3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG  

IV.TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG  

 

V. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ CÂN BẰNG VÀ SỐ LƯỢNG CÂN BẰNG  

 

VI. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNG  

  1. HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CẦU

  2. HỆ SỐ CO GIÃN CHÉO CỦA CẦU  

  3. HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU NHẬP  

  4. HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ  

 

VII. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA LÝ THUYẾT CUNG CẦU

  1. SẢN XUẤT RA CÁI GÌ, NHƯ THẾ NÀO VÀ CHO AI?      

  2. HỆ SỐ CO GIÃN CHÉO CỦA CẦU  

  3. CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ CUNG

  4. QUY ĐỊNH GIÁ CẢ BẰNG LUẬT PHÁP

   

CÂU HỎI THẢO LUẬN

BÀI TẬP

 


Chương 2

 

CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

   

        Như đã đề cập trong chương trước, ba vấn đề cơ bản mà kinh tế học nghiên cứu là sản xuất ra sản phẩm gì với số lượng bao nhiêu, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai (hay phân phối như thế nào). Trong một nền kinh tế thị trường, các vấn đề này thường được giải quyết dựa trên nền tảng thị trường. Thị trường là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng vì thông qua thị trường hàng hóa và dịch vụ được trao đổi.

 I.THỊ TRƯỜNG

TOP

 Trong phần này, chúng tôi giới thiệu một định nghĩa hẹp về thị trường. Thị trường là tập hợp các thỏa thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp cận nhau để mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Theo định nghĩa này, thị trường không phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn trong một không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch vụ thì nơi đó có là thị trường. Do đó, thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, một cuộc ký kết hợp đồng mua bán, v.v.

Tại một số thị trường, người mua và người bán gặp gỡ trực tiếp với nhau như chợ trái cây, tiệm ăn, v.v. Một số thị trường lại được vận hành thông qua các trung gian hay người môi giới như thị trường chứng khoán; những người môi giới ở thị trường chứng khoán giao dịch thay cho các thân chủ của mình. Ở những thị trường thông thường, người bán và người mua có thể thỏa thuận về giá cả và số lượng. Thí dụ, tại chợ Cần Thơ người mua và người bán có thể trực tiếp thương lượng giá.

Như vậy, thị trường rất đa dạng và xuất hiện ở bất cứ nơi nào có sự trao đổi mua bán. Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng một chức năng kinh tế: thị trường xác lập mức giá và số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tại đó người mua muốn mua và người bán muốn bán. Giá cả và số lượng hàng hóa hay dịch vụ được mua bán trên thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giá nhất định, một số lượng hàng hoá nhất định sẽ được mua bán. Vì thế, thị trường sẽ giúp giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản nêu trên của kinh tế học.

Để hiểu rõ hơn cơ chế vận hành của thị trường, ta sẽ tìm hiểu hành vi của người mua (biểu hiện qua cầu) và người bán (biểu hiện qua cung) trên thị trường.

 

II. CẦU

    II.1.KHÁI NIỆM CẦU VÀ SỐ CẦU

TOP

          Cầu (của người mua) đối với một loại hàng hóa nào đó là số lượng của loại hàng hóa đó mà người mua muốn mua tại mỗi mức giá chấp nhận được trong một thời gian nhất định nào đó tại một địa điểm nhất định.

Khái niệm nêu trên cho thấy cầu không phải là một số lượng cụ thể mà là một sự mô tả toàn diện về số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá cụ thể. Số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn mua ứng với một mức giá nhất định được gọi là lượng cầu của hàng hóa đó tại mức giá đó. Như thế, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.

Thí dụ: Cầu đối với áo quần được trình bày trong bảng 2.1.[1] Chúng ta nhận thấy một đặc điểm của hành vi của người tiêu dùng là: khi giá càng cao, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi. Chẳng hạn, ở mức giá là không, người mua được cho không áo quần. Vì thế, lượng cầu ở mức giá này sẽ rất cao và có thể không thống kê được. Khi giá tăng lên 40.000 đồng/bộ, một số người tiêu dùng không còn khả năng thanh toán hay người tiêu dùng mua ít đi do cảm thấy giá đắt hơn nên từ bỏ ý định mua. Do vậy, lượng cầu lúc này giảm xuống còn 160.000 bộ/tuần. Tương tự, khi giá càng cao, số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua tiếp tục giảm. Nếu giá là 200.000 đồng/bộ, người mua có lẽ không chấp nhận mức giá này nên không mua một hàng hóa nào hay lượng cầu lúc này bằng không.

 Bảng 2.1. Cầu và cung đối với áo quần

Giá (1.000 đồng/ bộ)

Cầu (1.000 bộ/ tuần)

Cung (1.000 bộ/ tuần)

0

-

0

40

160

0

80

120

40

120

80

80

160

40

120

200

0

160

 

I. 2. HÀM SỐ CẦU VÀ ĐƯỜNG CẦU

TOP

 

 

Từ thí dụ trên ta thấy rằng cầu của người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa nào đó phụ thuộc vào giá của mặt hàng đó, nếu như các yếu tố khác là không đổi.[1] Khi giá tăng thì số cầu giảm đi và ngược lại. Vì vậy, với giả định là các yếu tố khác là không đổi, ta có thể biểu diễn số cầu đối với một hàng hóa nào đó như là một hàm số của giá của chính hàng hóa đó như sau:

            QD = f(P)                                                                                                                   (2.1)

 

Hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa số cầu của một mặt hàng và giá của nó, như hàm số (2.1), được gọi là hàm số cầu.[2] Để tiện lợi cho việc lý giải các vấn đề cơ bản của kinh tế học vi mô, người ta thường dùng hàm số bậc nhất (hay còn gọi là hàm số tuyến tính) để biểu diễn hàm số cầu. Vì vậy, hàm số cầu thường có dạng:

        

             hay                                                                                    (2.2)

 

Trong đó: QD là số lượng cầu (hay còn gọi là số cầu); P là giá cả và a, b,    là các hằng số.

Vì lượng cầu và giá có mối quan hệ nghịch biến với nhau nên hệ số b có giá trị không dương (b £ 0); tương tự, . Với dạng hàm số như (2.2), đồ thị của hàm số cầu (hay còn gọi là đường cầu) có thể được vẽ như một đường thẳng (Hình 2.1).

Các điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định. Thí dụ, điểm A nằm trên đường cầu D trong hình 2.1 cho biết số cầu ở mức giá 120.000 đồng/bộ là 80.000 bộ. Khi giá tăng từ 120.000 đồng/bộ đến 160.000 đồng/bộ, số cầu giảm xuống còn 40.000 bộ (điểm B).

 

 

    

 

 Do giá tăng từ 120.000 đồng/bộ đến 160.000 đồng/bộ, điểm A di chuyển đến điểm B trên đường cầu D. Sự di chuyển này gọi là sự di chuyển dọc theo đường cầu. Sự di chuyển này bắt nguồn từ sự thay đổi của giá của chính hàng hóa đó.

Khi xem xét hình dạng của đường cầu, ta cần lưu ý các điểm sau:

·        Đường cầu thường có hướng dốc xuống từ trái sang phải vì khi giá cả tăng lên số cầu giảm đi.

·        Đường cầu không nhất thiết là một đường thẳng. Trong hình 2.1, ta vẽ đường cầu có dạng đường thẳng, điều này chỉ nhằm làm đơn giản hóa việc khảo sát của chúng ta về cầu. Trong nhiều trường hợp, đường cầu có thể có dạng đường cong.

 

II. 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

TOP

      Trong các phần trước, khi nghiên cứu đường cầu của một loại hàng hóa chúng ta giả định là các yếu tố khác với giá của hàng hóa đó là không đổi. Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến số cầu đối với hàng hóa. Nhận xét tổng quát là: các yếu tố khác với giá thay đổi có thể làm dịch chuyển đường cầu. Cũng cần lưu ý rằng chúng ta chỉ có thể nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố một đến cầu, mà không xem xét ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố như một tổng thể. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố này thì ta giả định các yếu tố khác không đổi. Có như thế ta mới nhận thấy rõ tác động của yếu tố mà ta cần xem xét. Phương pháp nghiên cứu như vậy gọi là phương pháp phân tích so sánh tĩnh. Sự ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến cầu đối với hàng hóa được mô tả như dưới đây.

 

II.3.1. Thu nhập của người tiêu dùng

 

Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng vì với thu nhập cao hơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa, như được trình bày dưới đây.

Cầu đối với loại hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. Thí dụ, người tiêu dùng sẽ mua quần áo, sẽ mua ti-vi màu, sử dụng các dịch vụ giải trí, v.v. nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng lên. Những hàng hóa này là những hàng hóa thông thường. Ngược lại, cầu đối với hàng hóa thứ cấp (hay còn gọi là cấp thấp) sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. Hàng cấp thấp thường là những mặt hàng rẻ tiền, chất lượng kém như ti-vi trắng đen, xe đạp, v.v. mà mọi người sẽ không thích mua khi thu nhập của họ cao hơn.

Nói chung, khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu đối với các loại hàng hóa. Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của đường cầu. Hình 2.2 trình bày sự dịch chuyển của đường cầu do ảnh hưởng của thu nhập có tính đến tính chất của hàng hóa. Đường cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển về phía phải khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; ngược lại, đường cầu đối với hàng hóa cấp thấp sẽ dịch chuyển về phía trái khi khi thu nhập của người tiêu dùng tang lên.

Một loại hàng hóa có thể vừa là hàng hóa thông thường và vừa là hàng hóa cấp thấp. Chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ mua quần áo nhiều hơn ứng với một mức giá nhất định khi thu nhập tăng. Người tiêu dùng có lẽ sẽ chi tiền nhiều hơn cho các loại quần áo thời trang, cao cấp, đẹp nhưng sẽ chi ít hơn cho các loại quần áo rẻ tiền, kém chất lượng. Như vậy, quần áo có thể vừa là hàng hoá bình thường và vừa là hàng hoá cấp thấp.

Cùng với sự  gia tăng của thu nhập của người tiêu dùng theo thời gian, một hàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường hôm nay có thể trở thành một hàng thứ cấp trong tương lai. Thí dụ, ở Việt Nam, xe đạp là hàng hóa bình thường vào đầu những năm 1990 nhưng lại là hàng thứ cấp vào cuối những năm 1990 do thu nhập của người tiêu dùng vào cuối những năm 1990 cao hơn thu nhập vào đầu những năm 1990.  

Bảng 2.2 cho thấy mối liên hệ giữa thu nhập và số lượng tiêu thụ của một số loại hàng tiêu dùng tính bình quân trên một hộ gia đình của nước ta trong giai đoạn 1997-1998. Trong các mặt hàng lương thực - thực phẩm, gạo và muối có thể được xem như là hàng cấp thấp vì các hộ gia đình có thu nhập càng cao có xu hướng tiêu dùng gạo và muối càng ít đi. Đó là do khi thu nhập tăng lên, tâm lý tiêu dùng của người dân có thể thay đổi. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng nghĩ đến việc thưởng thức bữa ăn ngon hơn là ăn cho no.

 

Bảng 2.2. Khối lượng tiêu dùng một số hàng lương thực thực phẩm

    phân theo nhóm chi tiêu

 

Nhóm chi tiêu

 

1

2

3

4

5

Thu nhập (1000 đồng)

1239

1904

2450

3440

8646

Hàng hóa

 

 

 

 

 

Gạo các loại (kg)

11,48

13,37

13,62

13,22

10,94

Muối (kg)

0,32

0,33

0,31

0,31

0,25

Thịt các loại (kg)

0,49

0,81

1,03

1,44

2,06

Trứng (quả)

0,73

1,52

1,95

2,94

4,60

Thủy hải sản (kg)

0,66

0,96

1,22

1,41

1,43

Sữa, sản phẩm sữa (kg)

0,00

0,01

0,05

0,03

0,17

Nước giải khát (lít)

0,01

0,04

0,05

0,12

0,28

Bia, rượu (lít)

0,32

0,37

0,40

0,51

0,66

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 - 1998.

 

Khác với gạo và muối, các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản, rượu và bia đều được tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. Các loại hàng hóa này có thể được xem là hàng hóa bình thường. Đặc biệt, số lượng tiêu dùng của các mặt hàng trứng, sữa và nước giải khát tăng rất cao ở nhóm chi tiêu 5 so với nhóm 4.

            Bây giờ, chúng ta hãy xem xét sự thay đổi của cơ cấu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực - thực phẩm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên theo các nhóm chi tiêu để nghiên cứu sự thay đổi của cầu trong tương lai.

 Bảng 2.3. Cơ cấu chi tiêu một số mặt hàng phân theo nhóm chi tiêu                       

Đơn vị tính: %

Loại hàng hóa

Nhóm chi tiêu[1]

 

1

2

3

4

5

Lương thực, thực phẩm

61,65

55,81

51,07

43,98

28,75

Ăn uống ngoài gia đình

0,70

1,86

2,74

4,48

7,63

May mặc

5,79

5,71

5,38

4,76

3,34

4,00

4,62

5,29

6,44

9,81

Y tế

4,64

5,21

5,45

5,71

5,01

Giao thông, bưu điện

0,48

0,65

0,77

0,94

1,80

Giáo dục

3,22

3,95

4,52

5,53

8,28

Văn hóa thể thao và giải trí

0,08

0,10

0,17

0,37

1,12

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 - 1998.

             Từ bảng 2.3, ta có thể thấy rằng các mặt hàng lương thực - thực phẩm và may mặc là những mặt hàng cấp thấp vì tỷ trọng chi tiêu cho chúng giảm dần khi mức sống của người dân tăng lên. Dịch vụ y tế đối với những người có mức chi tiêu thấp có thể là loại hàng bình thường vì khi thu nhập tăng lên thì chi tiêu cho dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên; khi nhóm chi tiêu tăng đần tứ 1 đến 4, tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa này tăng dần. Tuy nhiên, đối với nhóm người thứ 5, những người có mức chi tiêu cao nhất, tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa này lại giảm đi. Dịch vụ y tế có thể lại trở thành hàng thứ cấp. Giao thông, bưu điện, giáo dục và giải trí là những hàng hóa bình thường và có phần xa xỉ. Những người thuộc các nhóm có thu nhập thấp chi rất ít cho những hàng hóa này. Mức chi tiêu cho chúng sẽ gia tăng khi thu nhập tăng. Những người thuộc nhóm thứ 5 có mức chi tiêu cho hoạt giải trí rất cao so với nhóm 4. Điều này chứng tỏ người dân sẽ chú trọng nhiều hơn đến vui chơi giả trí khi mức sống được nâng cao.

            Việc nghiên cứu sự thay đổi của nhu cầu khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi có ý nghĩa trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất và phân bổ tài nguyên của một nền kinh tế. Tập quán tiêu dùng sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi. Do vậy, cơ cấu hàng hóa sản xuất ra cũng phải thay đổi theo để phù hợp với nhu cầu mới. Có như vậy, sự phân bổ tài nguyên trong xã hội mới có hiệu quả và tránh được lãng phí.

II.3.2. Giá cả của hàng hóa có liên quan

 

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng giá xe gắn máy hay giá xăng tăng lên có thể làm tăng nhu cầu sử dụng xe buýt tại mỗi mức giá nhất định, nếu giá vé xe buýt không đổi. Các nhà kinh tế cho rằng xe gắn máy là những phương tiện thay thế cho xe buýt. Nói chung, nhu cầu đối với một loại hàng hóa nào đó chịu ảnh hưởng bởi giá cả của hàng hóa có liên quan. Có hai loại hàng hóa có liên quan mà các nhà kinh tế thường đề cập đến là: hàng hóa thay thếhàng hóa bổ sung.

Hàng hóa thay thế. Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi. Thí dụ, người tiêu dùng có thể thay thế thịt bằng cá khi giá thịt tăng lên và giá cá không đổi; khách du lịch có thể lựa chọn giữa Vũng Tàu, Đà Lạt hay Nha Trang. Quan sát trên cho phép ta đưa ra nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), nếu các yếu tố khác là không đổi.

Hàng hóa bổ sung. Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Trong thực tế có rất nhiều hàng hóa bổ sung. Thí dụ, xăng là hàng hóa bổ sung cho xe gắn máy vì chúng ta không thể sử dụng xe gắn máy mà không có xăng.[1] Giá xăng tăng có thể dẫn đến lượng cầu đối với xe gắn máy giảm xuống. Gas và bếp gas, máy hát CD và đĩa CD là những hàng hóa bổ sung cho nhau. Từ những thí dụ trên, ta cũng có thể dưa ra một nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu các yếu tố khác không đổi.

 

II.3.3. Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương lai

 

Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn có thể phụ thuộc vào sự dự đoán của người tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai. Việc người dân đổ xô mua đất đai trong thời gian gần đây là do họ dự đoán giá đất đai sẽ gia tăng trong thời gian tới khi nhu cầu về đất để sinh sống và đô thị hóa gia tăng. Thông thường, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi họ dự đoán giá trong tương lai của hàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngược lại.

 

II.3.4. Thị hiếu của người tiêu dùng

 

Trong các phần trước, có một một yếu tố nữa được giữ cố định khi phân tích đường cầu. Đó là thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng. Sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi trường văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v. của người tiêu dùng. Khi những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi theo. Thí dụ, khi phim Hàn Quốc được trình chiếu phổ biến ở nước ta, thị hiếu về nhuộm tóc và quần áo thời trang Hàn Quốc trong thanh niên gia tăng. Điều này dẫn đến nhu cầu đối với thời trang Hàn Quốc cũng gia tăng.

 

II.3.5. Quy mô thị trường

 

Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Có những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân như nước giải khát, bột giặt, lúa gạo, v.v. Vì vậy, số lượng người mua trên thị trường những mặt hàng này rất lớn nên cầu đối với những mặt hàng này rất lớn. Ngược lại, có những mặt hàng chỉ phục vụ cho một số ít khách hàng như rượu ngoại, nữ trang cao cấp, kính cận thị, v.v. Do số lượng người tiêu dùng đối với những mặt hàng này tương đối ít nên cầu đối với những mặt hàng này cũng thấp. Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.

 

II.3.6. Các yếu tố khác

 

Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được. Thí dụ, cầu đối với dịch vụ đi lại bằng máy bay đột ngột suy giảm sau khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York (Mỹ) hay cầu về thịt bò giảm mạnh khi xảy ra dịch bệnh “bò điên” ở Anh và các nước châu Âu khác.

Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch chuyển khi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó thay đổi. Số cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố này thay đổi.  

 

III. CUNG

TOP

    Trong phần lý thuyết về cung này, tác giả chỉ trình bày lý thuyết tổng quát về hành vi của người bán, nhà sản xuất trong cơ cấu thị trường phổ biến nhất là các loại thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, hành vi của những người bán hay nhà sản xuất sẽ có thể thay đổi khi họ hoạt động trong những cơ cấu thị trường có tính độc quyền. Quyết định về sản lượng và giá cả của các nhà sản xuất, người bán trong những cơ cấu thị trường khác nhau sẽ được trình bày chi tiết trong Phần III (các chương 5 và 6) của quyển sách này.  

III.1.    KHÁI NIỆM CUNG VÀ SỐ CUNG

TOP

    Cung của một loại hàng hóa nào đó chính là số lượng của loại hàng hóa đó mà người bán muốn bán ra thị trường trong một khoảng thời gian nhất định ứng với mỗi mức giá tại một địa điểm nhất định nào đó.

    Tương tự với cầu và số cầu, ta cũng có khái niệm cung và số cung. Cột thứ 3 trong bảng 2.1 mô tả số cung của quần áo trên thị trường tại mỗi mức giá. Từ bảng này ta có thể thấy rằng, người bán càng muốn bán nhiều hơn ở những mức giá cao hơn. Tại mức giá bằng không, sẽ không có ai sản xuất và bán loại hàng hóa này vì không ai sản xuất ra để chẳng thu

lợi được gì cả. Thậm chí, tại mức giá 40.000 đồng/bộ vẫn chưa có ai bán ra. Tại mức giá này có thể chưa có nhà sản xuất nào có thể thu được lợi nhuận hay họ có thể bị lỗ nên lượng cung vẫn bằng không. Khi giá là 80.000 đồng/bộ, có thể một số nhà sản xuất đã bắt đầu thu được lợi nhuận nên sẵn sàng bán ra thị trường một lượng là 40.000 bộ/tuần. Tại những mức giá cao hơn, khả năng thu được lợi nhuận từ việc cung ứng quần áo sẽ cao hơn nên các nhà sản xuất sẽ muốn bán ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, giá cao cũng có thể là động lực để các nhà sản xuất khác gia nhập vào ngành làm số lượng doanh nghiệp trong ngành tăng lên, dẫn đến lượng cung cũng tăng lên. Vậy, giá càng cao lượng cung sẽ càng lớn và ngược lại giá càng thấp lượng cung sẽ càng giảm. Quy luật phổ biến này sẽ được chứng minh ở Chương 4.  

 

  III. 2. HÀM SỐ CUNG VÀ ĐƯỜNG CUNG

TOP

    Rõ ràng, số lượng cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá của hàng hóa dịch vụ đó. Số cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó cũng phụ thuộc vào một số các nhân tố khác. Giả sử ta xem các nhân tố này là không đổi thì số cung cũng là một hàm số của giá, nhưng khác với cầu số cung đồng biến với giá. Ta có thể thiết lập được hàm số cung như sau:  

.                                                                                                               (2.3)

 QS được gọi là hàm số cung. Giống như đối với trường hợp cầu, các nhà kinh tế học thường dùng hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm số cung nên hàm số cung thường có dạng:

   hay .                                                                                 (2.4)

 Trong đó: QS = lượng cung; P = giá; a, b,    là các hằng số dương.

Đường cung cũng có thể được vẽ là một đường thẳng nhưng có độ dốc đi lên. Như vậy, độ dốc của đường biểu diễn cung và cầu ngược chiều nhau.

Các điểm nằm trên đường cung biểu diễn số cung của người bán ở các mức giá nhất định. Thí dụ, điểm A nằm trên đường cung S cho biết lượng cung của quần áo ở mức giá 120.000 đồng/bộ là 80.000 bộ/tuần. Khi giá tăng từ 120.000 đồng/bộ lên 160.000 đồng/bộ, lượng cung tăng lên thành 120.000 bộ/tuần. Điều này được biểu diễn bởi điểm B trên đường cung. Đó là sự di chuyển dọc theo đường cung. Sự di chuyển này xảy ra khi giá của quần áo thay đổi.

Khi xem xét hình dạng của đường cung, ta cần lưu ý các điểm sau:

·        Đường cung thường có hướng dốc lên từ trái sang phải; và

·        Đường cung không nhất thiết là một đường thẳng.  

   

 

    III.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG

TOP

    Như chúng ta đã biết, cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về các yếu tố này.

 

        II.3.1. Trình độ công nghệ được sử dụng

          Đường cung được vẽ trong hình 2.3 ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở rộng hơn. Nhà sản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sản lượng nhiều hơn trước. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi mức giá. Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía phải. Sự dịch chuyển của đường cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trước, lượng cung cao hơn so với ban đầu.

Thí dụ, sự cải tiến trong công nghệ dệt vải, giúp các nhà sản xuất chuyển từ công nghệ khung cửi sang dệt kim, đã sản xuất ra một khối lượng vải khổng lồ trong xã hội hiện nay. Mỗi một sự cải tiến công nghệ mở rộng khả năng cung ứng của các nhà sản xuất. Công nghệ càng tiến bộ giúp các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào ít hơn nhưng lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn.[1]

   

  

II.3.2. Giá cả của các yếu tố đầu vào

     Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên thị trường các yếu tố sản xuất như lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v. Giá cả của các yếu tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Giá cả của các yếu tố đầu vào giảm xuống (thí dụ như tiền lương công nhân, giá nguyên liệu, v.v. trở nên rẻ hơn, chẳng hạn) sẽ khiến cho các nhà sản xuất có thể sản xuất nhiều sản phẩm tại mỗi mức giá nhất định. Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Giá cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng. Chẳng hạn, khi giá bột mì tăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh mì hơn ở mỗi mức giá. Sự tác động của việc tăng lên của giá cả các yếu tố đầu vào đối với sự dịch chuyển của đường cầu được minh họa trong hình 2.5.

 

 

III.3.3. Giá cả của mặt hàng đó trong tương lai (dự báo)

 

Tương tự như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng dựa vào sự dự báo giá trong tương lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm xuống và ngược lại sẽ cung ít đi nếu giá tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi. Khi giá trong tương lai tăng lên, các doanh nghiệp có lẽ sẽ dự trữ lại hàng hóa và trì hoãn việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tương lai khi giá tăng.

 

III.3.4. Chính sách thuế và các quy định của chính phủ

 

Chính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung của các nhà sản xuất. Khi chính phủ tăng thuế đối với một ngành sản xuất nào đó, các doanh nghiệp trong ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngành này sẽ trở nên kém hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn và một số doanh nghiệp có thể rời khỏi ngành.

Ngoài thuế, các quy định, chính sách khác của chính phủ cũng có ảnh hưởng lớn đến cung. Chính sách chống ô nhiễm để bảo vệ môi trường sẽ làm giá tăng chi phí của một số ngành công nghiệp như sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, v.v. và làm giảm lợi nhuận của các ngành này. Những chính sách như vậy có thể làm giảm sản lượng của ngành sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, v.v. Ngược lại, chính sách hỗ trợ ngành mía đường trong thời gian qua ở nước ta, chẳng hạn, đã làm tăng cung của ngành này.

 

III.3.5. Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác

 

Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên như đất, nước, thời tiết, khí hậu, v.v. Sự thay đổi của các điều kiện này có thể tác động đến lượng cung của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường. Thí dụ, điều kiện tự nhiên có thể là một yếu tố kìm hãm hay thúc đẩy việc sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Đó là những cơ thể sống nên rất dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên. Các nghiên cứu về sản xuất lúa của nông dân nước ta cho thấy năng suất lúa đạt được một phần do điều kiện tự nhiên quyết định. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại sẽ làm giảm năng suất. Một nền sản xuất nông nghiệp càng lạc hậu thì càng dễ bị tự nhiên chi phối và ngược lại.

Các yếu tố khách quan cũng có thể làm thay đổi mức cung của các doanh nghiệp. Một thống kê vào năm 2000 cho thấy sau khi khánh thành cầu Mỹ Thuận, lượng rau quả cung ứng ở chợ Cầu Muối (thành phố Hồ Chí Minh) tăng lên. Ngược lại, thiên tai (như lũ lụt chẳng hạn) có thể làm đình trệ một số ngành sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và làm giảm cung của các mặt hàng như lúa gạo, cây ăn trái, thịt, v.v.

Sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung sẽ làm dịch chuyển đường cung. Người bán sẽ thay đổi lượng cung ở mỗi mức giá khi các yếu tố này thay đổi.

 

 

IV.TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG

TOP

 

Sau khi tìm hiểu khía cạnh cung và cầu của thị trường, chúng tôi giới thiệu cơ chế hình thành sự cân bằng của thị trường. Giá cả và số lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường được hình thành qua sự tác động qua lại giữa cung và cầu.

           

Trên hình 2.6, đường cầu và đường cung cắt nhau tại điểm E. Điểm E được gọi là điểm cân bằng của thị trường; tương ứng với điểm cân bằng E, ta có giá cả cân bằng  số lượng cân bằng . Giá cân bằng là mức giá mà tại đó số cầu bằng số cung.

Thị trường có xu hướng tồn tại ở điểm cân bằng E. Nếu do một lý do nào đó, giá cả trên thị trường cao hơn giá cân bằng PE, số lượng hàng hóa cung ra trên thị trường sẽ lớn hơn số cầu đối với hàng hóa đó. Khi đó, trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cung hay thừa hàng hóa (cung lớn hơn cầu). Vì thế, để bán được hàng các nhà cung ứng sẽ có xu hướng giảm giá. Giá cả giảm làm cho lượng cung cũng giảm theo và lượng cầu tăng lên. Kết quả là giá cả hàng hóa sẽ giảm dần đến giá cân bằng PE và số lượng bán ra trên thị trường sẽ dịch chuyển về QE.

 

Ngược lại, nếu như giá cả thấp hơn giá cân bằng thì sẽ xảy ra hiện tượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa. Do thiếu hàng nên áp lực của cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên bởi vì người tiêu dùng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn để mua hàng hóa. Khi giá cả tăng lên thì số cầu sẽ giảm dần và số cung tăng lên. Như thế, giá cả sẽ tăng dần đến giá cân bằng PE và số hàng hóa được bán ra trên thị trường sẽ dịch chuyển về QE.

Thị trường có xu hướng tồn tại tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung bằng với lượng cầu nên không có một áp lực nào làm thay đổi giá. Các hàng hóa thường được mua bán tại giá cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cung cầu cũng đạt trạng thái cân bằng, một số thị trường có thể không đạt được sự cân bằng vì các điều kiện khác có thể đột ngột thay đổi. Sự hình thành giá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường như được mô tả ở trên được gọi là cơ chế thị trường.

Thí dụ: Giả sử hàm số cầu đối với một hàng hóa nào đó là  hàm số cung của hàng hóa này là:

Thị trường cân bằng khi:     

Suy ra: Giá cả cân bằng P* = 5 đơn vị tiền. Thay thế giá cả cân bằng này vào hàm số cầu (hay hàm số cung) ta được số lượng cân bằng Q* = 500 đơn vị sản phẩm.

V. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ CÂN BẰNG VÀ SỐ LƯỢNG CÂN BẰNG

 

Như đã biết, giá cả mà các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên thị trường chính là giá cả cân bằng. Tuy nhiên, giá cả thị trường của bất kỳ một loại hàng hóa, dịch vụ nào cũng đều thay đổi liên tục. Trong phần này, chúng ta nghiên cứu nguyên nhân của sự thay đổi của giá cả thị trường.

Trên nguyên tắc, giá cả và cả số lượng cân bằng thay đổi là do sự dịch chuyển của ít nhất đường cung hay đường cầu. Trong phần trước, chúng ta đã xem xét các nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu. Trong phần này, giả sử chúng ta nghiên cứu tác động của thu nhập của người tiêu dùng, một trong những nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cầu, đến sự thay đổi của giá cả thị trường.[1]

            Như đã nêu ở trên, khi thu nhập của người tiêu dùng tang lên, cầu đối với quần áo cao cấp sẽ tăng lên làm đường cầu dịch chuyển qua phải. Hình 2.7 cho thấy sự dịch chuyển của đường cầu làm cho điểm cân bằng di chuyển từ điểm E đến điểm E’ (hình 2.7). Tại điểm cân bằng mới, giá quần áo cao hơn so với ban đầu và số lượng cân bằng cũng cao hơn.

 

  

Như vậy, khi cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng, giá và số lượng cân bằng của hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường sẽ tang, nếu như các yếu tố khác không đổi. Chúng ta cũng có thể suy ra điều ngược lại khi cầu giảm.

Sự dịch chuyển của đường cung cũng sẽ làm thay đổi tình trạng cân bằng trên thị trường. Thí dụ, khi công nghệ dệt vải được cải tiến, các doanh nghiệp sẽ cung nhiều hơn (trong khi các yếu tố khác không đổi) làm đường cung dịch chuyển sang phải (hình 2.8). Điểm cân bằng E di chuyển đến điểm E’ (hình 2.8). Khi đó, giá cân bằng sẽ giảm và số lượng cân bằng tăng lên.

 

Thông qua sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu chúng ta cũng có thể giải thích tại sao khi trúng mùa giá lúa lại thường có xu hướng giảm (các yếu tố khác giữ nguyên) và, ngược lại, khi mất mùa giá lúa có xu hướng tăng.

Ở hầu hết các thị trường, đường cung và cầu thường xuyên thay đổi do các điều kiện thị trường thay đổi liên tục. Thí dụ, thu nhập của người tiêu dùng tăng khi nền kinh tế tăng trưởng, làm cho cầu thay đổi và giá thị trường thay đổi; cầu đối với một số loại hàng hóa thay đổi theo mùa, chẳng hạn như quạt máy, quần áo, nhiên liệu, v.v., làm cho giá cả của các hàng hóa này cũng thay đổi theo.

Việc hiểu rõ bản chất các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu giúp chúng ta dự đoán được sự thay đổi của giá cả của các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khi các các điều kiện của thị trường thay đổi. Để dự đoán chính xác xu hướng và độ lớn của những sự thay đổi, chúng ta phải định lượng được sự phụ thuộc của cung, cầu vào giá và các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong thực tế điều này không đơn giản  

Thí dụ: Một nghiên cứu thống kê cho biết hàm số cung của một loại hàng hóa là như sau: ; hàm số cầu đối với loại hàng hóa này là: .

Câu hỏi:

            1. Hãy xác định điểm cân bằng của loại hàng hóa này trên thị trường?

            2. Giả sử do một nguyên nhân nào đó (không phải là do sự thay đổi của giá cả của hàng hóa này) người tiêu dùng quyết định mua thêm 195 đơn vị hàng hóa này. Hãy cho biết giá cả và số lượng cân bằng mới của hàng hóa này trên thị trường?

Bài giải:

1.      Giá cả cân bằng của hàng hóa này trên thị trường:

  .

            Suy ra: đơn vị tiền.

            Khi đó,  số lượng cân bằng:  đơn vị hàng hóa.

2.      Khi người tiêu dùng quyết định mua thêm 195 đơn vị hàng hóa này, hàm số cầu sẽ trở thành:

.

            Khi đó, thị trường cân bằng khi:

  .

            Suy ra:  đơn vị tiền. Khi đó, số lượng cân bằng:  đơn vị sản phẩm.

Nhận xét: khi người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa hơn (cầu tăng) thì giá và sản lượng cân bằng trên thị trường tăng theo, nếu cung là không đổi.

 

VI. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNG

TOP

 

Chúng ta thấy rằng cung hay cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá của loại hàng hóa đó, nếu các yếu tố khác là không đổi. Điều này có nghĩa là khi giá thay đổi sẽ dẫn đến lượng cung, cầu thay đổi. Các nhà kinh tế muốn biết rõ hơn sự thay đổi đó là bao nhiêu. Giả sử khi giá gạo tăng 10% thì lượng cầu sẽ giảm xuống bao nhiêu phần trăm và cung tăng lên bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi như vậy, chúng ta hãy làm quen với khái niệm về sự co giãnhệ số co giãn.

 

VI.1.HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CẦU

TOP

 

Việc nghiên cứu sự co giãn của cầu là rất quan trọng vì nó giúp ta thấy sự ảnh hưởng của giá cả hay một số các nhân tố khác (như thu nhập chẳng hạn) đến số cầu của một loại hàng hóa nào đó. Hệ số co giãn tỏ ra rất hữu ích trong việc hoạch định chính sách, nhất là chính sách giá cả của các công ty.

            Để đo lường sự co giãn của cầu theo một nhân tố ảnh hưởng nào đó (giá cả, thu nhập, v.v.) ta dùng khái niệm hệ số co giãn. Thông thường, người ta khảo sát ba loại hệ số co giãn như sau:

·        Hệ số co giãn của cầu theo giá cả (eQ,P); [1]

·        Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (eQ,I); và

·        Hệ số co giãn chéo (eQ,P’).

Nguyên lý chung: Hệ số co giãn đo lường mức độ nhạy cảm của một biến số này đối với một biến số khác. Cụ thể, hệ số co giãn cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của một biến số tương ứng với 1% thay đổi của trong biến kia.

Giả sử biến số y phụ thuộc vào biến số x theo một hàm số như sau: y = f(x). Khi đó, hệ số co giãn của y theo x được định nghĩa như sau:

 

.

 

Theo định nghĩa này, hệ số co giãn của y theo x   

 cho biết số phần trăm thay đổi của y do ảnh hưởng của 1% thay đổi của x, nếu như các yếu tố khác không đổi.

 

VI.1.1. Hệ số co giãn của cầu theo giá

 

Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu một trong những hệ số quan trọng nhất trong kinh tế học vi mô. Đó là hệ số co giãn của cầu theo giá. Dựa trên nguyên lý chung nêu trên, công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá được viết như sau:

 

            (2.5)

 

Trong đó: .

Trong công thức trên, tử số (DQ/Q) chính là số phần trăm thay đổi của số cầu (Q) và mẫu số (DP/P) chính là số phần trăm thay đổi của giá (P). Từ công thức này ta rút ra được ý nghĩa của hệ số co giãn như sau: hệ số co giãn của cầu theo giá cho biết phần trăm thay đổi của số cầu khi giá thay đổi 1%.

Thí dụ: Giả sử tại một điểm nhất định trên đường cầu, giá bắp tăng lên 3% làm cho số cầu giảm đi 6%. Hệ số co giãn của cầu đối với giá bắp tại điểm này là bao nhiêu?

Hệ số co giãn của cầu đối với giá bắp tại điểm này là:

 

.

 Lưu ý:

            1. Hệ số co giãn của cầu theo giá có giá trị âm bởi vì giá cả và lượng cầu luôn nghịch biến với nhau.

            2. Nếu  hay , các nhà kinh tế định nghĩa là cầu có co giãn vì số phần trăm thay đổi của cầu lớn hơn số phần trăm thay đổi của giá.

3. Nếu  hay , các nhà kinh tế định nghĩa là cầu co giãn đơn vị. Khi đó, số phần trăm thay đổi của lượng cầu bằng đúng với tỷ lệ thay đổi của giá.

            4. Nếu  hay , các nhà kinh tế định nghĩa là cầu không co giãn vì số phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn số phần trăm thay đổi của tăng giá.

            Căn cứ vào công thức 2.5, ta có thể tính được hệ số co giãn của nhu cầu đối với áo quần theo giá của chính mặt hàng này ở một số mức giá nhất định như sau:

 
Bảng 2.4. Hệ số co giãn của cầu theo giá của quần áo

 

Giá (ngàn đồng/ bộ)

Cầu (ngàn bộ/ tuần)

Hệ số co giãn của cầu theo giá

0

200

0

40

160

-0.25

80

120

-0.67

120

80

-1.5

160

40

-4

200

0

-

 

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét cụ thể sự biến thiên của hệ số co giãn theo giá của cầu của quần áo dựa vào số liệu cho ở bảng 2.2. Bắt đầu từ mức giá bằng 40.000 đồng/bộ, giá tăng lên 80.000 đồng/bộ làm lượng cầu giảm từ 160.000 bộ/tuần xuống còn 120.000 bộ/tuần. Theo công thức tính hệ số co giãn thì hệ số co giãn lúc này là:

 

.

 

Những hệ số co giãn khác được tính tương tự. Dọc theo các điểm trên đường cầu, hệ số co giãn thay đổi từ 0 đến - . Ở những mức giá cao độ lớn của hệ số co giãn thường rất lớn. Do vậy, ở những điểm này cầu rất co giãn. Ngược lại, ở những mức giá thấp, cầu rất kém co giãn.

Lưu ý: Trong công thức , có vấn đề dễ nhầm lẫn về QP (các số liệu ở mẫu số). Ta có thể sử dụng các giá trị trước hay sau khi có sự thay đổi. Đôi khi, các nhà kinh tế sử dụng số trung bình. Khi đó, công thức trên có thể viết lại như sau:

 

.

 Ta còn gọi đây là công thức tính hệ số co giãn trên một đoạn đường cầu. Khi ta xem xét một sự thay đổi rất nhỏ của giá (P) và sản lượng (Q) thì Q1Q2 rất gần nhau, P1P2 cũng như thế. Khi đó công thức hệ số co giãn trên một đoạn sẽ có cùng ý nghĩa với hệ số co giãn điể

VI.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cầu theo giá

 

Một câu hỏi được đặt ra là các nhân tố nào có ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cầu theo giá của một hàng hóa hay dịch vụ? Trước hết, đó có thể là sở thích của người tiêu dùng. Thí dụ, nếu xu thế phát triển của xã hội đòi hỏi mỗi gia đình cần có một cái ti-vi, vậy thì giá ti-vi cao hơn có thể chỉ ảnh hưởng ít đến lượng cầu. Nếu ti-vi được xem như một mặt hàng xa xỉ, hệ số co giãn của cầu sẽ có độ lớn cao hơn. Chúng ta có thể liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn như sau:

 
Bảng 2.5. Hệ số co giãn của cầu theo giá của một số mặt hàng tại nước Anh

 

Hàng hóa

Hệ số co giãn

Hàng hóa (cụ thể)

Hệ số co giãn

Nhiên liệu và chất đốt

-0,47

Sản phẩm từ sữa

-0,05

Thực phẩm

-0,52

Bánh mì và ngũ cốc

-0,22

Rượu

-0,83

Giải trí

-1,40

Hàng lâu bền

-0,89

Du lịch nước ngoài

-1,63

Dịch vụ

-1,02

Dịch vụ ăn uống

-2,61

Nguồn: Begg (1994).

 

Tính thay thế của hàng hóa. Một hàng hóa càng dễ bị thay thế bởi (những) hàng hóa khác sẽ có hệ số co giãn càng cao. Khi một hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế cho nó, giá của nó tăng sẽ khiến cho người tiêu dùng sẵn sàng thay thế hàng hóa này bằng các hàng hóa khác, làm cho lượng cầu của hàng hóa có giá tăng sẽ giảm đáng kể. Vì vậy, hệ số co giãn của hàng hóa dễ thay thế sẽ cao và ngược lại.

Nếu chúng ta xem xét quần áo nói chung, khi giá của quần áo tăng lên 1%, người tiêu dùng khó lòng thay thế quần áo bằng một mặt hàng khác. Do vậy, cầu của quần áo nói chung rất kém co giãn. Nhưng nếu chúng ta xem xét sự tăng giá của một nhãn hiệu quần áo cụ thể (chẳng hạn quần áo Việt Tiến), người tiêu dùng dễ dàng chuyển sang sử dụng những nhãn hiệu quần áo khác. Thí dụ này cho thấy chúng ta càng định nghĩa cụ thể hàng hóa chừng nào, thì độ co giãn của cầu theo giá của hàng hóa đó sẽ cao chừng nấy.

Mức độ thiết yếu của hàng hóa. Tùy theo tính thiết yếu, các hàng hóa, dịch vụ được phân thành hai loại:

Hàng hóa thiết yếu. Hàng hóa thiết yếu là các loại hàng hóa quan trọng, cần thiết cho đời sống. Đối với các loại hàng hóa này, lượng cầu của người tiêu dùng rất ít thay đổi khi giá tăng hay giảm. Vì vậy, cầu đối với chúng rất kém co giãn. Thí dụ, gạo, xăng dầu, hàng lương thực thực phẩm, v.v. là những mặt hàng thiết yếu, vì vậy, cầu đối với những mặt hàng này thường kém co giãn.

Hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa xa xỉ là những loại hàng hóa không cần thiết lắm đối với đời sống, có nghĩa là người tiêu dùng dễ dàng từ bỏ chúng khi giá của chúng tăng hay tiêu dùng chúng nhiều hơn khi giá giảm. Lượng cầu của những mặt hàng này rất nhạy cảm đối với giá nên cầu rất co giãn. Thí dụ, mỹ phẩm, nữ trang, nước hoa, du lịch nước ngoài, v.v. thường được xem là những hàng hóa hay dịch vụ xa xỉ; những hàng hóa, dịch vụ này thường có độ co giãn cao.

Mức chi tiêu cho sản phẩm này trong tổng số chi tiêu. Mặt hàng có mức chi tiêu cho nó càng nhỏ trong tổng chi tiêu sẽ càng kém co giãn. Chẳng hạn như mặt hàng kem đánh răng thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi tiêu của gia đình nên khi giá của nó tăng lên từ 5.000 đồng/ống lên 6.000 đồng/ống, chẳng hạn, tức là tăng 20%, thì lượng cầu đối với nó của mỗi gia đình hầu như rất ít thay đổi bởi vì sự tăng giá này hầu như ảnh hưởng không lớn đến tổng thu nhập của hộ gia đình. Ngược lại, đối với những mặt hàng có mức chi tiêu cao, một sự thay đổi nhỏ trong giá có thể tác động nhiều đến tổng thu nhập của hộ gia đình nên hộ gia đình sẽ có sự điều chỉnh lớn lượng cầu khi có sự thay đổi của giá.

Vị trí của điểm tiêu thụ trên đường cầu (hệ số co giãn điểm). Theo công thức tính hệ số co giãn, hệ số co giãn của cầu theo giá là sự thay đổi của số cầu tương ứng với sự thay đổi giá  nhân với . Khi đi dọc theo đường cầu xuống phía dưới thì  có thể không thay đổi nhưng giá và lượng cầu luôn thay đổi. Do vậy, độ co giãn của cầu theo giá phải được tính tại một điểm cụ thể trên đường cầu và hệ số này sẽ thay đổi dọc theo đường cầu.

Bởi vì hệ số co giãn thay đổi dọc theo đường cầu cho nên ta có khái niệm hệ số co giãn điểm. Theo hình 2.9, ta có có thể viết phương trình đường cầu:

 

, với b < 0 và a > 0.

 

Như thế:

                                               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình 2.9. Hệ số co giãn điểm

 

Nhận xét:

            1. Giả sử:  (cầu co giãn đơn vị)  Nếu , suy ra . Vị trí này tương ứng với điểm A, là trung điểm của đường cầu trên hình 2.9. Vì thế trên hình 2.9 ta có điểm mà tại đó hệ số co giãn là đơn vị.

            2. Giả sử:  (cầu có co giãn) . Như thế, ứng với các điểm nằm ở phía trái của điểm A thì cầu co giãn.

3. Giả sử:  (cầu không co giãn). Như thế, ứng với các điểm nằm phía phải của điểm A thì cầu không co giãn.

 

            Thí dụ: Giả sử ta có hàm số cầu như sau:                    

 

           

 

            Hệ số co giãn điểm:

 

 

Ta thấy rằng hệ số co giãn  phụ thuộc vào giá cả P. Ta xem xét các trường hợp sau:

1. Nếu P = 6:  tại điểm này, cầu co giãn đơn vị.

            2. Nếu P > 6 hay P = 8 chẳng hạn:  cầu có co giãn.

            3. Nếu P = 5 < 6: cầu không co giãn.

 

Tính thời gian. Người tiêu dùng có xu hướng điều chỉnh tiêu dùng khi có sự thay đổi của giá theo thời gian, đặc biệt là việc tìm ra những sản phẩm thay thế. Vì vậy, qua một thời gian dài hầu hết các sản phẩm sẽ có độ co giãn cao hơn. Thí dụ, cầu đối với xăng trong dài hạn co giãn hơn trong ngắn hạn. Việc giá xăng đột ngột tăng lên làm giảm lượng cầu về xăng trong ngắn hạn thông qua việc giảm lượng đi lại bằng xe gắn máy và giảm việc sử dụng máy móc, nhưng tác động lớn nhất của sự tăng giá này đối với cầu là nó khiến cho người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại xe, máy móc ít tốn xăng. Nhưng việc chuyển đổi xảy ra dần dần và cần có thời gian.

Tuy nhiên, một số hàng hóa thì hoàn toàn ngược lại: cầu trong ngắn hạn lại co giãn hơn trong dài hạn. Đó là loại hàng lâu bền như: ô-tô, xe gắn máy, tủ lạnh, tivi, v.v. Nếu giá tăng người tiêu dùng ban đầu trì hoãn việc mua mới, vì vậy cầu giảm mạnh. Tuy nhiên trong dài hạn, những hàng hóa này bắt đầu cũ, khấu hao dần và cần phải được thay thế, nên cầu lại tăng lên. Vì vậy, cầu trong dài hạn ít co giãn hơn trong ngắn hạn.

 

Bảng 2.6. Hệ số co giãîn của ô tô và xăng dầu tại Mỹ từ năm 1974

 

Độ co giãn của cầu theo giá

Giá của xăng và ô tô tính theo các năm khác nhau ở Mỹ từ 1974

1

2

3

5

10

20

Xăng

-0,11

-0,22

-0,32

-0,49

-0,82

-1,17

Ô tô

3,00

2,33

1,88

1,38

1,02

1,00

Nguồn: Pindyck (1999).

VI.1.3. Sự co giãn của cầu và hình dạng của đường cầu

 

Trong phần này, chúng tôi giới thiệu mối quan hệ giữa hình dạng của đường cầu và hệ số co giãn. Hệ số co giãn của cầu đo lường mức độ thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi. Vì thế, hình dạng của đường cầu có liên quan chặt chẽ với hệ số co giãn.

Hình 2.10 mô tả hình dạng các đường cầu ứng với hệ số co giãn của chúng. Trong hình 2.10a, bất kỳ sự thay đổi nào đó của giá chỉ dẫn đến một sự thay đổi nhỏ của lượng cầu nên cầu kém co giãn. Thật vậy, với một đường cầu rất dốc, một sự thay đổi lớn trong giá dẫn đến một sự thay đổi rất nhỏ trong lượng cầu, do vậy cầu kém co giãn. Trong trường hợp đặc biệt cầu hoàn toàn không co giãn, lượng cầu hoàn toàn không thay đổi khi giá thay đổi. Khi đó, đường cầu sẽ thẳng đứng (Hình 2.10b).

 

            Ngược lại, một hàng hóa, dịch vụ có cầu co giãn cao sẽ có đường cầu phẳng hơn. Một sự thay đổi nhỏ của giá sẽ dãn đến một sự thay đổi lớn trong lượng cầu (Hình 2.10c). Trường hợp cầu hoàn toàn co giãn, một sự thay đổi trong giá sẽ dẫn một sự thay đổi vô cùng lớn trong lượng cầu nên

  Khi đó, đường cầu có dạng nằm ngang (Hình 2.10d). Hình 2.10d cho thấy người tiêu dùng chỉ chấp nhận mức giá P1.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI.1.4. Một ứng dụng của hệ số co giãn của cầu theo giá:

Mối quan hệ giữa doanh thu và giá cả

Một ứng dụng quan trọng của hệ số co giãn của cầu theo giá là hệ số này giúp doanh nghiệp lập chiến lược giá phù hợp để có thể nâng cao doanh thu. Giả sử ta không xem xét đến các yếu tố khác với giá, một câu hỏi được đặt ra là muốn tăng doanh thu bán hàng thì một doanh nghiệp nào đó nên tăng hay giảm giá bán sản phẩm mình sản xuất ra (giả sử là doanh nghiệp có thể làm được điều này).

Như chúng ta đã biết, khi người bán tăng giá bán đối với một loại hàng hóa nào đó thì lượng cầu đối với hàng hóa này sẽ giảm, do vậy, lượng bán ra sẽ giảm. Việc tăng giá bán sẽ làm cho doanh thu tang nhưng đồng thời việc giảm lượng bán ra sẽ làm giảm doanh thu. Ngược lại, nếu người bán giảm giá, thì lượng bán ra có thể tăng. Khi đó, doanh thu sẽ giảm đi do giá giảm nhưng mặt khác doanh thu tang lên do lượng bán ra tăng. Trong hai trường hợp trên, chúng ta khó xác định được chính xác liệu rằng doanh thu từ việc bán hàng có tăng hay không. Hệ số co giãn sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

Như ta đã biết, doanh thu (ký hiệu là TR) đối với một sản phẩm nào đó bằng với đơn giá nhân với số lượng bán ra. Như thế:

 

 

 

 

Ngoài ra, ta cũng biết là cầu là hàm số của giá cả hay ta có thể viết như sau:

 

TR = P Q(P).

 

Lấy đạo hàm của doanh thu theo giá (P), ta sẽ được:

 

.

 

Û       

 

Từ biểu thức này, ta có các nhận xét như sau:

            1. Nếu  (hay là cầu có co giãn) thì  Q > 0. Khi đó, doanh thu và giá nghịch biến: giá bán tăng lên thì doanh thu sẽ giảm và ngược lại.

            2. Nếu  (hay là cầu co giãn đơn vị) thì   . Khi đó, doanh thu không thay đổi khi giá cả thay đổi.

            3. Nếu  (hay là cầu không co giãn) thì   . Khi đó, doanh thu và giá đồng biến nên doanh thu tăng khi giá cả tăng.

            Các phân tích trên được minh họa bởi hình 2.11 dưới đây. Ở hình này, chúng tôi giả sử giá thị trường thay đổi do sự thay đổi của cung (trong khi cầu là không đổi). Như chúng ta đã biết ở các phần trước, khi cung tăng lên (nghĩa là đường cung dịch chuyển sang phải) trong khi cầu không đổi (đường cầu không thay đổi) thì giá thị trường sẽ giảm đi. Ngược lại, khi cung giảm đi và cầu không đổi thì giá thị trường sẽ tăng lên.

Trong hình 2.11a, với đường cung S và đường cầu D, điểm cân bằng là E. Người bán bán ra số lượng là Q0 với giá P0, nên doanh thu là diện tích hình chữ nhật (OP0EQ0). Khi giảm cung, đường cung dịch chuyển đến S’, giá tăng lên thành P1, số lượng bán ra giảm còn Q1. Doanh thu lúc này sẽ là diện tích (OP1EQ1). So với doanh thu ban đầu, doanh thu sau khi tăng giá bị mất đi một khoản bằng diện tích được đánh dấu trừ (-), nhưng tăng thêm phần được được đánh dấu cộng (+). Do cầu kém co giãn, doanh thu tăng lên do giá tăng sẽ lớn hơn so với doanh thu giảm đi do số lượng giảm đi. Vì thế, doanh thu tăng lên.

 

   

Ngược lại, đối với mặt hàng có cầu co giãn, việc giảm giá sẽ làm tăng doanh thu cho những người bán (hình 2.11b) bởi vì số doanh thu tăng lên do số cầu tăng lớn hơn số doanh thu giảm đi do giá giảm. Kết quả là doanh thu sẽ tăng lên.

Ta có bảng tóm tắt kết quả phân tích trên như sau:

 

Hệ số co giãn

Tính  chất co giãn

Định nghĩa

Xu hướng tác động của giá đến doanh thu

Có co giãn

% thay đổi trong lượng cầu lớn hơn % thay đổi trong giá

Giá giảm làm doanh thu tăng và ngược lại

Co giãn đơn vị

% thay đổi trong lượng bằng % thay đổi trong giá

Doanh thu không đổi khi giá giảm

Không co giãn

% thay đổi trong lượng cầu nhỏ hơn % thay đổi trong giá

Giá giảm làm doanh thu giảm và ngược lại

 

 VI.2.HỆ SỐ CO GIÃN CHÉO CỦA CẦU

TOP

      

Nếu các yếu tố khác không đổi, giá cả của mặt hàng có liên quan (thay thế hay bổ sung) thay đổi sẽ làm thay đổi lượng cầu đối với hàng hóa đang xem xét. Trong phần này, chúng ta nghiên cứu hệ số co giãn của cầu đối với hàng hóa nào đó theo giá của hàng hóa có liên quan. Hệ số này được gọi là hệ số co giãn chéo.

Giả sử ta ký hiệu giá cả của mặt hàng có liên quan P’ và hệ số co giãn chéo là . Công thức tính hệ số co giãn chéo như sau:

 

 

Ý nghĩa của hệ số co giãn chéo: Hệ số co giãn chéo của cầu đối với một loại hàng hóa nào đó cho biết phần trăm thay đổi của số cầu đối với loại hàng hóa này do 1% thay đổi của giá cả của hàng hóa có liên quan (đó là, hàng hóa bổ sung hay hàng hóa thay thế).

·        Nếu hàng hóa đang xem xét (có số cầu là Q) và mặt hàng có liên quan (có mức giá là P’) là các hàng hóa thay thế thì:  Thí dụ, trà và cà phê là hai hàng hóa thay thế. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng khi giá của cà phê tăng lên sẽ làm tăng cầu về trà. Vì vậy, hệ số co giãn chéo của cầu đối với trà theo giá cà phê sẽ dương.

·        Nếu hai mặt hàng này là bổ sung thì:  Điều này có thể thấy rõ khi giá của xăng dầu tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng mua ít xe gắn máy lại. Hệ số co giãn chéo của xe gắn máy trong trường hợp này sẽ có giá trị âm.

Ý nghĩa thực tế. Hệ số co giãn chéo cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu của một loại sản phẩm đối với chiến lược giá của một doanh nghiệp có liên quan.

Bảng 2.7. Hệ số co giãn chéo của cầu một số mặt hàng ở Anh năm 1974

 

 

Theo giá của các mặt hàng:

Hệ số co giãn của cầu của:

Thực phẩm

Quần áo và giày dép

Du lịch và thông tin liên lạc

Thực phẩm

-0,37

-0,03

-0,12

Quần áo và giày dép

0,19

-0,30

-0,23

Du lịch và thông tin liên lạc

0,42

-0,01

-0,61

Nguồn: Deaton (1974), bảng 1.  

VI.3. HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU NHẬP

TOP

      Như đã trình bày, thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi giới thiệu khái niệm về hệ số co giãn của cầu theo thu nhập. Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập như sau:

 

 

Ý nghĩa của hệ số co giãn theo thu nhập: Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập cho biết phần trăm thay đổi của số cầu do 1% thay đổi của thu nhập.

 
Bảng 2.8. Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập của một số mặt hàng ở Anh năm 1974

 

Hàng hóa (tổng quát)

Hệ số co giãn

Hàng hóa (cụ thể)

Hệ số co giãn

Thuốc lá

-0,50

Than

-2,02

Nhiên liệu và chất đốt

0,30

Bánh mì và ngũ cốc

-0,50

Thực phẩm

0,45

Sản phẩm từ sữa

0,53

Rượu

1,14

Rau củ

0,87

Quần áo

1,23

Du lịch nước ngoài

1,14

Hàng lâu bền

1,47

Dịch vụ giải trí

1,99

Dịch vụ

1,75

Rượu cao cấp

2,60

Nguồn: Begg (1994).

 

Trong phần trước, chúng ta đã biết khi thu nhập thay đổi, sự thay đổi của số cầu đối với các mặt hàng khác nhau cũng khác nhau tuỳ theo tính chất của chúng. Ta có thể phân loại các hàng hóa này như sau:

·        Đối với hàng hóa bình thường, thu nhập tăng dẫn đến cầu về hàng hóa tăng nên . Trong đó,  đối với hàng xa xỉ do đây là những hàng hóa có chất lượng và giá trị cao. Người tiêu dùng có xu hướng tăng tiêu dùng hàng xa xỉ lên rất nhiều khi thu nhập tăng. Trong khi đó, hàng thiết yếu có , do mức tăng tiêu dùng của những mặt hàng này thấp hơn mức tăng của thu nhập.

·        Đối với hàng cấp thấp, . Do khi thu nhập tăng, người tiêu dùng mua ít những hàng hóa này hơn vì chúng là những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém.

   

      VI.4. HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ

TOP

          Về nguyên tắc, hệ số co giãn của cung giống như hệ số co giãn của cầu. Nghĩa là nó cũng nó cũng đo lường phần trăm thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi một phần trăm (1%). Vì vậy, công thức tính hệ số co giãn của cung cũng có dạng:

         

Điểm khác biệt là hệ số co giãn của cung theo giá có giá trị không âm . Do vậy, để xem xét độ co giãn của cung, chúng ta so sánh hệ số này với giá trị 1. Nếu , ta nói cung co giãn và, ngược lại, nếu , cung kém co giãn.

Do ý nghĩa của độ co giãn của cung tương tự như của cầu, nên từ những đặc điểm của độ co giãn của cầu chúng ta có thể suy ra những đặc điểm của sự co giãn của cung.

VII.     MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA LÝ THUYẾT CUNG CẦU

VII.1.   SẢN XUẤT RA CÁI GÌ, NHƯ THẾ NÀO VÀ CHO AI?

TOP

  Thị trường tự do là nơi mà xã hội giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh tế là: sản xuất ra cái gì và bao nhiêu, như thế nào và cho ai. Chúng ta sẽ xét xem thị trường sẽ phân bổ tài nguyên khan hiếm như thế nào.

Thị trường quyết định bao nhiêu sản phẩm sẽ được sản xuất thông qua mức giá mà tại đó lượng cầu bằng với lượng cung. Cầu đối với một loại hàng hóa càng cao (đường cầu càng xa về phía phải) sẽ dẫn đến giá càng cao. Thị trường cũng cho chúng ta biết hàng hóa được sản xuất cho ai. Hàng hóa được sản xuất cho những người có thể sẵn sàng trả một số tiền, ít nhất, bằng với mức giá cân bằng trên thị trường. Qua đó, nó cũng cho chúng ta biết những nhà sản xuất trên thị trường là những người có thể cung tại mức giá cân bằng.

Một hàng hóa sẽ không được sản xuất nếu cung và cầu của nó không đạt được sự cân bằng. Trong hình 2.12, thậm chí ở mức giá cao nhất người mua có thể trả, người bán vẫn chưa thể cung hàng hóa. Giá thấp nhất mà người bán có thể cung ứng hàng hoá ra thị trường cao hơn giá cao nhất mà người mua đồng ý trả.

Thí dụ: Mặt hàng sách chuyên ngành xây dựng rất ít được bán tại Cần Thơ do số lượng khách hàng rất ít (cầu thấp). Các nhà phát hành sách cảm thấy không có lợi khi tổ chức phân phối một số lượng nhỏ mặt hàng này ở Cần Thơ do chi phí phát hành cao. Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, loại sách này được bán khá phổ biến do số lượng khách hàng đông hơn nên cầu cao và người bán có thể thu được lợi nhuận khi phát hành loại sách này.

 

 

Hình 2.16. Chính phủ quy định giá trần gây ra tình trạng thiếu hụt  

 

VII.2.   TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ

TOP

     Tác động của thuế có thể được nghiên cứu một cách tiện lợi bằng cách sử dụng phương pháp phân tích cung - cầu. Giả sử ta phân biệt giá phải trả bởi người mua (ký hiệu là PD) và giá mà người bán nhận được (ký hiệu là PS). Mức thuế t đánh trên một đơn vị sản phẩm làm cho có sự cách biệt của hai loại giá này:

   hay .

 Nếu như ta xem xét một sự thay đổi nhỏ của giá:

  .

 Để duy trì được điểm cân bằng trên thị trường, cần phải có:

   hay là ,

 trong đó: DP, SP là đạo hàm theo giá của hàm số cung và cầu.

Hay là ta có thể viết:

 

Trong đó: eS,P và eD,P chính là hệ số co giãn của cung và cầu theo giá.

Tương tự, ta cũng có:

 

 Do:   , nên:   . Ta xem xét các trường hợp sau:

 1)      Nếu như eD,P = 0, hay là cầu tuyệt đối không co giãn, thì:

   hay .

 Như thế, mức thuế đơn vị này sẽ được trả bởi người tiêu thụ.

 (2) Nếu: , hay là cầu co giãn hoàn toàn, thì:

 hay .

 Khi đó, thuế sẽ được trả hoàn toàn bởi nhà cung ứng.

 (3) Tổng quát hơn:  

 Đẳng thức này cho thấy rằng người (mua hay bán) có độ co giãn thấp hơn thì sẽ phải chịu thuế nhiều hơn. Vấn đề này được minh họa bằng hình 2.15 như dưới đây.

Trong hình 2.13, khi chưa có thuế, người mua phải trả giá P1 để mua một đơn vị hàng hóa. Khi có thuế, họ phải trả giá P2 cao hơn. Vì vậy, khi có thuế họ phải trả nhiều tiền hơn một lượng là  cho một đơn vị hàng hóa. Do đó, số thuế mà người tiêu dùng phải chịu trên một đơn vị sản phẩm là  và phần còn lại  là phần thuế mà người bán phải chịu.

Đối với mặt hàng có cầu co giãn, mức tăng giá (DP) sau khi đánh thuế rất thấp nên phần chịu thuế của người mua ít. Ngược lại, đối với hàng hóa có cầu kém co giãn, giá sẽ tăng rất nhiều sau khi đánh thuế nên người mua chịu nhiều thuế hơn (hình 2.14).

Khi chính phủ đánh thuế lên mỗi đơn vị sản phẩm, đường cung sẽ dịch chuyển lên phía trên. Như vậy, hàm số cung đã thay đổi sau khi chính phủ đánh thuế. Chúng ta cần thiết lập lại hàm số cung sau khi chính phủ đánh thuế.

Như ta đã biết, phương trình 2.4 cho biết hàm số cung khi chưa có thuế:

             QS = a + bP

 Khi chính phủ đánh thuế lên mỗi đơn vị sản phẩm thì:

   hay .

 Vì hàm số cung là một hàm số của giá ròng (P - t) mà người bán nhận được nên hàm số cung sau khi có thuế có thể viết dưới dạng:

                                                                     (2.6)

Thí dụ: Giả sử ta có hàm số cầu và cung lần lượt là:

            Hàm số cầu:                            

            Hàm số cung:               

(A)   Trước khi chánh phủ đánh thuế:

 đơn vị tiền Q = 5000 đvsp.

            (B)   Giả sử chánh phủ đánh thuế 0,2 đơn vị tiền, giả định là như vậy, để hạn chế tiêu dùng, ta có:

 

             = 5000PS  

 

Từ đây, ta suy ra:  đơn vị tiền  đơn vị sản phẩm.

Kết luận: khi có thuế, giá cân bằng sẽ tăng và sản lượng cân bằng giảm. Khi có thuế, người mua phải trả thêm 0,1 đơn vị tiền cho một đơn vị sản phẩm nên phần chịu thuế của họ là: 0,1 x 4.500 = 450 đơn vị tiền. Trong khi đó, người bán chỉ còn nhận được 0,9 đơn vị tiền khi bán một sản phẩm, tức là thu nhập của họ giảm 0,1 đơn vị tiền/sản phẩm. Vậy, phần chịu thuế của người bán là 0,1 x 4.500 = 450 đvt

 VII.3.   CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ CUNG

TOP

 Đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, cầu thường rất kém co giãn. Để bảo hộ những ngành sản xuất này, chính phủ thường áp dụng chính sách hạn chế cung. Chính phủ có thể khuyến khích các nhà sản xuất giảm sản lượng đến một mức nhất định vừa đủ đáp ứng nhu cầu để giữ giá ở mức cao, có lợi cho nhà sản xuất. Bởi vì cầu kém co giãn, một sự thay đổi nhỏ của cung sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn của giá cả.

Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi xem xét cầu về lương thực. Ở Việt nam ta, cầu về lương thực như lúa gạo thường kém co giãn. Vì vậy, để tăng thu nhập cho nông dân, chiïnh phủ có thể áp dụng biện pháp hạn chế canh tác (song phải tính đến chiïnh sách an toàn lương thực và giả định là các yếu tố khác không đổi). Trong hình 2.15, khi chưa áp dụng chính sách hạn chế cung, đường cung trên thị trường là S1 và do vậy, điểm cân bằng là E1. Nhà sản xuất bán ra số lượng Q1 với giá là P1, nên thu nhập của nhà sản xuất là diện tích hình chữ nhật (OP1E1Q1). Sau khi hạn chế cung, đường cung dịch chuyển thành S2. Khi đó, điểm cân bằng là E2, ứng với số lượng là Q2 và giá là P2 cao hơn. Thu nhập của nhà sản xuất lúc này là diện tích (OP2E2Q2). Chúng ta biết rằng do cầu kém co giãn nên giá sẽ tăng rất cao trong khi số lượng giảm không đáng kể nên thu nhập của nông dân tăng. Diện tích (OP2E2Q2) lớn hơn diện tích (OP1E1Q1).

Chúng ta xem xét lập luận trên qua một ví dụ cụ thể sau đây. Giả sử hàm số cung và cầu của lúa gạo như sau:   .

Trong đó, số lượng Q được tính bằng triệu tấn lúa và giá P được tính bằng đồng/kg. Thị trường cân bằng khi , tức là:

 

 (đồng/kg) và (triệu tấn)

 

Thu nhập của nông dân là:  triệu đồng.

Bây giờ, nông dân hưởng ứng chính sách hạn chế cung và giả sử sản lượng thu hoạch giảm xuống còn 22 triệu tấn. Khi đó, giá cân bằng trên thị trường sẽ là:

 

 đồng/kg và (triệu tấn).

 

Khi đó, thu nhập của nông dân là:  triệu đồng. Vậy, thu nhập của nông dân tăng lên sau khi giảm cung. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này bằng việc tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng ban đầu:

 

eQ,P = .

 

Vậy, tại điểm cân bằng này cầu kém co giãn theo giá nên khi giảm cung làm giá tăng sẽ làm cho tăng doanh thu cho nhà sản xuất.

VII.4.   QUY ĐỊNH GIÁ CẢ BẰNG LUẬT PHÁP

TOP

 Trong cơ chế thị trường, hầu hết các hàng hóa đều được định giá dựa trên quan hệ cung - cầu. Giá cả hàng hoá được xác định tại mức mà lượng cầu bằng với lượng cầu. Tuy nhiên, do những mục tiêu điều tiết vĩ mô nhất định, sự can thiệp của chính phủ vào thị trường là điều không thể tránh khỏi, thậm chí tại Mỹ và các nước có nền kinh tế thị trường phát triển khác, sự can thiệp này cũng diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh việc trợ cấp, đánh thuế, các chính phủ còn can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng các biện pháp kiểm soát giá. Đó là những quy định và luật lệ của chính phủ cản trở việc hàng hoá, dịch vụ được mua bán ở giá cân bằng trên thị trường. Các biện pháp kiểm soát giá có thể là giá trần hay giá sàn.

Giá trần là mức giá cao nhất mà hàng hóa, dịch vụ được cho phép bán và giá sàn là mức giá thấp nhấtmà hàng hóa, dịch vụ được cho phép bán .

Nếu không có sự điều tiết của chính phủ, thị trường sẽ ổn định tại mức giá và sản lượng cân bằng lần lượt là PE QE (hình 2.16). Giả sử chính phủ cho rằng mức giá PE như vậy là quá cao và có thể một số người nghèo không thể mua được hàng hóa với mức giá đó. Vì vậy chiïnh phủ quy định mức giá trần PCP < PE và không cho phép người bán bán với giá cao hơn mức giá đó. Ở mức giá PCP, người bán muốn bán với số lượng là QS. Trong khi đó, người tiêu dùng muốn mua với số lượng là QD. Điều này sẽ tạo ra sự thiếu hụt hàng hóa trên thị trường. Một số nhà cung ứng có thể trữ lại hàng hóa để bán cho bạn bè, chứ không nhất thiết bán cho người nghèo. Thậm chí, một số người có thể nhận hối lộ để cung hàng ra “chợ đen”. Rốt cuộc, việc giữ mức giá thấp có thể không có lợi cho người nghèo. Một số người mua được hàng hóa ở giá thấp hơn sẽ có lợi, trong khi những người khác sẽ thiệt hại do không mua được hàng. Do vậy, việc ban hành chính sách giá trần cần phải đi kèm với những biện pháp giải quyết hậu quả của nó. Thông thường, để giải quyết lượng thiếu hụt, chính phủ ở các nước đã áp dụng các biện pháp sau:

        Bán hàng theo tem phiếu: chỉ có những người có tem phiếu mới được mua hàng. Tem phiếu là những loại giấy tờ chứng nhận quyền ưu tiên của người cầm nó.

        Hạn chế khẩu phần: mỗi người tiêu dùng chỉ được mua một số lượng hàng hóa nhất định chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình.

   Dùng quỹ dự trữ quốc gia hay nhập khẩu từ nước ngoài: chính phủ có thể mở quỹ dự trữ hay nhập khẩu để bù đắp lượng thiếu hụt trên thị trường.

   

Ở nước ta, trong những năm trước 1986, chính phủ thường định giá thấp cho hầu hết các mặt hàng tiêu dùng. Vì vậy, trên thị trường thường xuyên xuất hiện tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt, chính phủ phân phối hàng theo chế độ, hộ khẩu.  

Trong trường hợp chính phủ muốn bảo hộ nhà sản xuất, chính phủ sẽ áp đặt mức giá sàn cao hơn giá cân bằng. Chẳng hạn, trong những năm gần đây, chính phủ thường áp dụng giá sàn cho lúa gạo để giúp đỡ nông dân. Giá cao sẽ là động lực giúp các nhà cung ứng bán hàng ra thị trường nhiều hơn. Trong khi đó, người tiêu dùng muốn mua ít lại, làm xuất hiện tình trạng dư thừa trên thị trường. Để giải quyết tình trạng dư thừa, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp: thu mua dự trữ, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế cung, v.v.  

CÂU HỎI THẢO LUẬN

TOP

 

 

1. Những nhân tố nào có thể làm tăng cầu đối với lúa gạo, xăng dầu, quần áo, áo quần Việt Tiến, xe gắn máy, xe Dream.

2. Giả sử các yếu tố khác là không đổi, ta có bốn qui luật của cung - cầu như sau:

(a)    Sự gia tăng của cầu làm tăng giá và tăng số cầu.

(b)   Sự gia giảm của cầu làm _____ giá và ______ lượng cầu.

(c)    Sự gia tăng của cung làm giảm giá và tăng lượng cầu.

(d)   Sự gia giảm trong cung làm _____ giá và ______ lượng cầu.

3. Hãy dùng đồ thị về cung - cầu để mô tả tác động của từng sự kiện sau đây đến giá và số lượng xe gắn máy được mua bán trên thị trường:

      (a) Giá xăng tăng lên.

(b) Hệ thống xe buýt phát triển tốt hơn.

(c) Mức thu nhập trung bình của người dân tăng lên.

(d) Chính phủ tăng thuế đối với sản xuất xe gắn máy.

4. Hãy dùng đồ thị về cung - cầu để giải thích tại sao khi trúng mùa, giá lúa thường có xu hướng giảm và ngược lại khi mất mùa giá lúa có xu hướng tăng.

5. Khi bàn về mức học phí, một cán bộ quản lý của một trường đại học cho rằng cầu đối với việc nhập học hoàn toàn không co giãn theo giá. Để chứng minh, cán bộ này nhận xét rằng dù trường đại học này đã tăng gấp đôi tiền học phí (theo giá trị thực) trong 15 năm vừa qua, song số sinh viên cũng như chất lượng sinh viên nộp đơn vào học không hề giảm. Bạn có đồng ý với lập luận này không?

6. Hãy giải thích tại sao độ co giãn của cầu trong dài hạn khác với trong ngắn hạn? Hãy xem xét hai hàng hóa: khăn tay giấy và ti vi. Mô tả sự thay đổi của độ co giãn trong dài hạn của hai hàng hóa này.

7. Giả sử chính phủ ấn định mức giá trần cho thịt bò và gà dưới mức giá cân bằng. Hãy giải thích vì sao sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm các hàng hóa này và những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến qui mô của sự khan hiếm này? Nếu thịt bò là khan hiếm thì điều gì sẽ xảy ra đối với giá thịt heo?

8. Trong những tập hợp hàng hóa sau đây, tập hợp nào là hàng thay thế và tập hợp nào là hàng bổ sung?

a. Lớp toán và lớp kinh tế

b. Bóng và vợt để chơi quần vợt

c. Thịt bò và tôm

d. Chuyến đi bằng máy bay và bằng tàu hỏa đến cùng một địa điểm.

9. Trong hình vẽ dưới đây, đường cầu của bút dịch chuyển từ D0 đến D1. Các yếu tố nào có thể gây ra sự dịch chuyển đó?

 

a. Sự giảm giá của những hàng hóa thay thế cho bút

b. Sự giảm giá của những hàng hóa bổ sung cho bút

c. Sự giảm giá của những nguyên vật liệu dùng sản xuất bút

d. Sự giảm thu nhập của người tiêu dùng (giả sử bút là hàng thứ cấp)

e. Giảm thuế suất thuế GTGT

f. Sự giảm thu nhập của người tiêu dùng (giả sử bút là hàng bình thường)

g. Có chương trình quảng cáo về bút


10. Những hàng hóa dưới đây bạn cho là “hàng thứ cấp” hay “hàng bình thường”?

a. Ti-vi màu      b. Cà phê         c. Gạo              d. Ti-vi đen trắng          c. Lốp xe ép lại

11. Sự kiện nào dưới đây có thể là nguyên nhân làm tăng giá nhà?

a.       Việc xây nhà giảm đi

b.      Các tổ chức xây dựng nhà tăng việc cho thuê nhà

c.       Tăng tiền lãi thế chấp

d.      Các cơ quan chính quyền đã sẵn sàng tăng việc bán nhà công cho những người muốn thuê.

12. Minh họa sự thay đổi giá của mặt hàng có liên quan đến việc dịch chuyển đường cầu theo tính chất liên quan (thay thế hay bổ sung) của các hàng hóa.

13. Theo bạn, trong những cặp hàng hóa dưới đây, mặt hàng nào có độ co giãn cao hơn? Tại sao?

a.       Nước hoa và muối

b.      Thuốc kháng sinh và kem ăn

c.       Xe gắn máy và vỏ xe gắn máy

d.      Sữa Vinamilk và sữa “Cô gái Hà Lan

14. Nếu giá của một hàng hóa giảm từ 200 đơn vị tiền xuống còn 180 đơn vị tiền, lượng cầu của hàng hóa này sẽ phải tăng lên bao nhiêu phần trăm để doanh thu của người bán không đổi?

15. Nếu thời tiết thuận lợi làm dịch chuyển đường cung đối với lúa gạo một đoạn bằng 10% tại mỗi mức giá, thế thì thời tiết thuận lợi sẽ làm tăng sản lượng cân bằng về lúa thêm ít hơn 10%. Đường cung trong trường hợp này phải có hình dạng gì? Hãy giải thích tại sao đường cung dịch chuyển nhiều hơn sản lượng cân bằng.

16. Hãy dùng đồ thị về cung cầu để mô tả diễn biến của giá cả của xe gắn máy trong ngắn hạn và trong dài hạn khi thu nhập của người tiêu dùng nước ta tăng ổn định trong thời gian gần đây.

 

BÀI TẬP

TOP

 

 

1. Giả sử có các số liệu sau về lượng cung và cầu của đậu phộng rang trên thị trường

 

Giá (đơn vị tiền)

QD (triệu hộp/năm)

QS (triệu hộp/năm)

8

70

10

16

60

30

24

50

50

32

40

70

40

30

90

a.       Hãy vẽ đường cầu và cung của đậu phộng rang?

b.      Nếu giá được định ở mức 8 đơn vị tiền (đvt) thì thừa hay thiếu là bao nhiêu?

c.       Nếu giá được định ở mức 32 đvt thì thừa hay thiếu là bao nhiêu?

d.      Hãy tìm giá và sản lượng cân bằng.

e.       Giả sử, sau khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, thì cầu tăng lên 15 triệu hộp/năm. Tìm giá và sản lượng cân bằng mới. Vẽ hình.

2. Giả sử có các số liệu sau về cung và cầu của hàng hóa X:

 

Giá (đơn vị tiền)

Lượng cầu (đơn vị/năm)

Lượng cung (đơn vị/năm)

15

50

35

16

48

38

17

46

41

18

44

44

19

42

47

20

40

50

 

a.       Vẽ đồ thị của cung và cầu đối với hàng hóa này?

b.       Xác định giá và số lượng cân bằng?

Giả sử chính phủ đánh thuế 5 đơn vị tiền trên mỗi đơn vị sản phẩm.

c.       Hãy vẽ lại đường cung sau khi đánh thuế. Tức là mối quan hệ giữa lượng cung và giá mà người tiêu dùng mua?

d.       Xác định giá và số lượng cân bằng mới?

3. Hàm số cầu và cung của lương thực trên thị trường có dạng:

QD = 120 -20P

QS = -30 +40P

a.       Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Vẽ đồ thị minh họa điểm cân bằng của thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng. Tại điểm cân bằng, muốn tăng doanh thu thì nhà sản xuất nên tăng hay giảm giá và tăng hay giả sản lượng?

b.      Giả sử nhà nước quy định mức giá là là 4 đơn vị tiền thì lượng thừa hay thiếu lương thực trên thị trường là bao nhiêu?

c.       Giả sử do dân số tăng nhanh làm cho cầu tăng thêm 30. Tìm giá và sản lượng cân bằng mới.

4. Hàm số cầu và cung của một hàng hóa như sau:

QD= 80 - 10P

QS= -70 + 20P

a.       Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Nếu giá được quy định là 3 đơn vị tiền thì trên thị trường sản phẩm sẽ dư thừa hay thiếu hụt? Bao nhiêu? Tính hệ số co giản của cầu theo giá tại điểm cân bằng. Muốn tăng doanh thu thì người bán nên tăng hay giảm giá và tăng hay giảm sản lượng?

b.      Giả sử chính phủ đánh thuế 3 đơn vị tiền trên 1 đơn vị hàng hóa bán ra. Tính giá và sản lượng cân bằng mới. Tính số thuế mà người mua và người bán phải chịu.

c.       Giả sử do cải tiến công nghệ nên các nhà sản xuất cung ứng nhiều hơn. Dự đoán sự thay đổi của giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị minh họa hiện tượng này?

5. Lượng lúa gạo sản xuất trong nước ta dùng để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giả sử hàm tổng cầu về lúa gạo là QD = 3.550-266P, và hàm cầu trong nước là Qd = 1.000-46P. Hàm số cung trong nước QS = 1.800+240P. Giả sử cầu xuất khẩu giảm 40%. (Đơn vị tính Q là 10 tấn và P là ngàn đồng/kg)

a)      Các nông dân đều quan tâm đến việc giảm cầu xuất khẩu này. Điều gì sẽ xảy ra đối với giá thị trường tự do ở Việt Nam. Các nông dân có nguyên nhân để lo lắng không?

b)      Giả sử chính phủ đảm bảo mua hết lượng lúa thừa khi tăng giá lên 3.000 đồng/kg. Chính phủ phải mua bao nhiêu gạo và bao nhiêu tiên?

c)      Nếu chính phủ đánh thuế 500 đồng/kg thì giá và sản lượng cân bằng mới là gì?

6. Sầu riêng là đặc sản của Công ty xuất khẩu Vina. Gần đây do vấn đề vận chuyển được cải thiện, người ta mở rộng thị trường sang Châu Âu. Để đánh giá khả năng xuất khẩu của loại trái cây này, Công ty Vina thăm dò khảo sát thị trường. Có hai cuộc thăm dò triển khai tại Anh và Thụy Sỹ. Kết quả cho thấy hàm số cầu có dạng:

·        Tại Anh:                 P = -1/100Q + 20

·        Tại Thụy Sỹ:           P = -1/200Q + 15

a.       Vẽ đồ thị hai hàm số cầu này. Hệ số co giãn của hai thị trường này có bằng nhau không?

b.      Hiện nay, mức cung sầu riêng trên toàn thế giới là Q = 1100. Xác định giá bình quân trên thị trường thế giới theo kết quả ở Anh và Thụy Sỹ. Tính hệ số co giãn trong hai trường hợp?

c.       Dựa trên hệ số co giãn hãy dự đoán thu nhập của nông dân nếu Q = 1150.

d.      Theo Tổng công ty thì nếu có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ ở TS thì hàm cầu sẽ thành:

P = -1/100Q + 25

Trong trường hợp này, giá và hệ số co giãn sẽ thay đổi như thế nào?

e.       Trước sự thay đổi của hàm cầu như trên, liệu có viễn cảnh tốt đẹp không nếu mức cung sầu riêng tăng trong những năm tới.

7. Giả sử hàm cung và cầu của khí đốt trên thị trường thế giới năm 1975 như sau:

QS = 14 + 2PG + 0,25P0

QD = -5PG + 3,75P0

Trong đó: PG (đô-la/đơn vị) là giá khí đốt và P0 là giá dầu. Giá dầu đang là 8 đô la.

a. Mức giá trên thị trường tự do của khí đốt là bao nhiêu?

b. Giả sử chính phủ điều tiết giá ở mức 1,5 đô la thì lượng thặng dư hay thiếu hụt trên trường khí đốt là bao nhiêu?

c. Giả sử chính phủ không điều tiết. Nếu giá dầu tăng từ 8 lên 16 đô la thì điều gì sẽ xảy ra với giá và sản lượng trên thị trường tự do của khí đốt.

8. Hàm số cầu của một hàng hóa trên thị trường là: QD = 1000 - 4P. Hãy tính hệ số co giãn điểm của cầu theo giá khi giá là 25 đvt và khi là 200 đvt. Doanh thu của người bán sẽ tăng hay giảm khi giá giảm như trên?

9. Do chính phủ ngưng trợ cấp cho ngành xe buýt công cộng ở thành phố, công ty vận tải đã tăng giá vé xe buýt thêm 75%. Sau năm đầu tiên, công ty vận tải báo cáo doanh thu tăng thêm 52%.

a.       Hãy sử dụng những số liệu này để ước lượng phần trăm sút giảm của lượng hành khách do giá vé tăng.

b.      Hãy ước lượng hệ số co giãn của cầu theo giá.

10. Hàm số cầu của lúa hàng năm có dạng:

                        QD = 600 - 0,1P

Trong đó: đơn vị tính của Q là tấn và P là đồng/kg

Sản lượng thu hoạch lúa năm nay QS = 500.

a)      Xác định giá lúa trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá. Vẽ đồ thị.

b)      Để bảo hộ sản xuất chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 1500đ/kg và cam kết mua hết phần lúa dư. Vậy chính phủ phải mua bao nhiêu lúa và chi bao nhiêu tiền?

Trong trường hợp chính phủ không can thiệp vào thị trường mà trợ cấp cho nông dân 500đ/kg theo khối lượng bán ra. Tính số tiền mà chính phủ phải trợ cấp. Chính phủ nên chọn giải pháp ấn định giá hay trợ cấp?

 

 

MỘT SỐ THUẬT NGỮ

 

Thuật ngữ

Viết tắt

Nguyên tiếng Anh

 

 

 

Cầu và cung

 

Demand and supply

Số cầu và số cung

QD và QS

Quantity demanded and quantity supplied

Đường cầu và đường cung

 

Demand curve and supply curve

Giá và sản lượng cân bằng

 

Equilibrium price and quantity

Dư cầu và dư cung

 

Excess demand and excess supply

Hàng bình thường và hàng thứ cấp

 

Normal goods and inferior goods

Hàng bổ sung và hàng thay thế

 

Complements and substitutes

Độ co giãn của cầu theo giá

eQ,P

Price elasticity of demand

 

 


TopPreviousIndexNext