CHƯƠNG
4
PHẦN I LÝ THUYẾT SẢN XUẤT
II. NĂNG SUẤT BIÊN VÀ NĂNG
SUẤT TRUNG BÌNH
ĐỒ THỊ ĐƯỜNG TỔNG SẢN LƯỢNG, ĐƯỜNG NĂNG SUẤT BIÊN
VÀ ĐƯỜNG NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH
III. ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG
IV. MỘT SỐ HÀM SẢN XUẤT THÔNG DỤNG VÀ ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG TƯƠNG ỨNG
VI. ĐƯỜNG ĐẲNG PHÍ
VII. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA SẢN LƯỢNG HAY TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ
PHẦN II
LÝ
THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
I. CHI PHÍ KẾ TÓAN
VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI
II. CHI PHÍ NGẮN HẠN
III. CHI PHÍ DÀI HẠN
PHẦN III
TỐI ĐA
HÓA LỢI NHUẬN
VÀ QUYẾT ĐỊNH
CUNG CỦA DOANH NGHIỆP
II. QUYẾT ĐỊNH CUNG CỦA DOANH NGHIỆP
III. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA TRONG DOANH THU
IV. TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN VỚI CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
Chương 4
Trong
chương này, chúng tôi trình bày ba nội cơ bản của lý thuyết
về hành vi của nhà sản xuất. Ba nội dung cơ bản này là lý
thuyết sản xuất, lý
thuyết chi phí sản xuất và lý
thuyết về sự tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất.
Sau
khi đã phân tích các vấn đề về khía cạnh cầu trong chương trước,
bây giờ chúng ta chuyển sang các vấn đề về cung mà đại diện
cho nó là các nhà sản xuất hay các doanh nghiệp. Làm thế nào mà
các doanh nghiệp quyết định được phải sử dụng bao nhiêu lao
động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sản xuất bao nhiêu
sản phẩm và nên bán với giá bao nhiêu? Lý thuyết về cung sẽ
cho ta biết về các vấn đề đó.
Chương
này nghiên cứu hành vi sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm giải quyết mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi
nhuận. Nói cách khác, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức các doanh
nghiệp quyết định sản lượng và tính toán các chi phí để thu
được lợi nhuận tối đa.
Thí
dụ, Công ty Coca Cola sử dụng các yếu tố đầu vào là lao động,
máy móc thiết bị, nước, gaz, đường, v.v.
để sản xuất ra nước giải khát. Lao
động ở đây có thể được hiểu là thời gian làm việc
của người vận hành máy móc, nhà quản lý, công nhân v.v.
Các yếu tố sản xuất khác được gọi chung là vốn
như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, v.v.
Chúng ta có thể thấy rằng mỗi quá trình sản xuất cụ thể sẽ
cần những yếu tố đầu vào riêng của chúng. Chẳng hạn, yếu
tố đầu vào của một buổi hòa nhạc là thời gian làm việc
của người biểu diễn, kỹ thuật viên âm thanh, nhà quản lý nhà
hát và những người có liên quan, các thiết bị âm thanh, v.v. Để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần có nước,
phân, lao động, giống, v.v. Vì
vậy, để nghiên cứu một quá trình sản xuất tổng quát, chúng
ta có thể chia các đầu vào, theo tiêu thức chung nhất của mọi
quá trình sản xuất, thành lao động và vốn. Chúng
ta nên lưu ý rằng công nghệ sản xuất ra một sản phẩm nào đó
không thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học mà là đối tượng
của các nhà kỹ thuật. Các nhà kinh tế chỉ quan tâm đến hiệu
quả của việc sản xuất ở một trình độ công nghệ nhất định.
(4.1)
và
trong miền xác định của hàm
số sản xuất vì trong một chừng mực nhất định, khi sử dụng
nhiều yếu tố đầu vào hơn, nhà sản xuất sẽ sản xuất ra
nhiều sản phẩm hơn.
Số
lượng sản phẩm q sản xuất ra thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi
của số lượng vốn và lao động. Hàm sản xuất trong phương trình
(4.1) áp dụng cho một trình độ công nghệ nhất định. Một hàm
số f cụ thể có thể đặc trưng
cho một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ thay đổi
thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và số lượng sản phẩm sản
xuất ra sẽ lớn hơn với cùng số lượng các yếu tố như trước
hay thậm chí ít hơn.
Như
ta đã biết, hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa số lượng
của các yếu tố đầu vào (vốn và lao động) và sản lượng đầu
ra. Thí dụ, hàm sản xuất có thể biểu diễn sản lượng lúa mà
một nông dân có thể thu hoạch được với một số lượng lao động
và diện tích đất đai, phân bón, thuốc trừ sâu nhất định; hàm
sản xuất mô tả số lượng áo quần do một xưởng may sản
xuất ra trong, chẳng hạn, một tuần khi sử dụng một số lượng
lao động và máy móc thiết bị nào đó.
Bảng
4.1 mô tả mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và
sản lượng lúa của quá trình sản xuất này. Diện tích đất đai
được giữ cố định ở một đơn vị (1 hecta chẳng hạn) và
số lượng lao động được sử dụng trong sản xuất tăng dần
từ 1 đến 10. Rõ ràng, nếu không có lao động nào thì quá trình
sản xuất không diễn ra và sản lượng sẽ bằng không. Khi bắt
đầu sử dụng một lao động, sản lượng tăng lên 3 đơn vị; ta
nói năng suất biên của người lao động thứ nhất là 3. Khi tăng
số lao động lên 2, sản lượng tăng từ 3 lên 7 đơn vị; ta nói
năng suất biên của lao động thứ hai này là 4. Tương tự, khảo
sát sự thay đổi của sản lượng khi tăng dần số lao động, chúng
ta có thể hình thành cột năng suất biên của lao động. Đó là
cột 4 trong bảng 4.1.
Năng
suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó (vốn hay lao động)
là lượng sản phẩm tăng thêm được sản xuất ra do sử dụng thêm
một đơn vị yếu tố sản xuất đó.
Như vậy, năng suất biên của vốn và lao động có thể được tính
lần lượt như sau:
,
(4.2)
,
(4.3)
Đất
đai (ha) |
Lao
động (người) |
q |
MPL |
APL |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
1 |
3 |
3 |
3,0 |
1 |
2 |
7 |
4 |
3,5 |
1 |
3 |
12 |
5 |
4,0 |
1 |
4 |
16 |
4 |
4,0 |
1 |
5 |
19 |
3 |
3,8 |
1 |
6 |
21 |
2 |
3,5 |
1 |
7 |
22 |
1 |
3,1 |
1 |
8 |
22 |
0 |
2,8 |
1 |
9 |
21 |
-1 |
2,1 |
1 |
10 |
15 |
-6 |
1,5 |
Như vậy, năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó chính
là đạo hàm của tổng sản lượng theo số lượng yếu tố sản
xuất đó. Như vậy, về mặt hình học, năng suất biên là độ dốc của đường
tiếp tuyến của đồ thị hàm sản xuất tại từng điểm cụ
thể.
Chúng
ta hãy tìm hiểu xem tại sao lại có sự giảm dần này trong quá trình
sản xuất. Với diện tích đất đai là 1 ha, người lao động đầu
tiên có cả diện tích đất và công cụ để làm việc. Anh ta có
rất nhiều công việc để làm và có thể diện tích đó là quá
sức đối với anh ta. Với sự giúp đỡ của người thứ hai hay
người thứ ba, mọi người sẽ sản xuất ra nhiều hơn, năng
suất biên của những người này tăng dần. Với 3 lao động,
diện tích đất có thể vừa đủ để mọi người làm việc hết
sức mình và mỗi người chuyên tâm làm công việc theo kỹ năng
của mình chẳng hạn như: cắt lúa, vận chuyển và phơi. Khi số
lao động tăng lên 4, diện tích đất cũng như số công cụ lao động
phải được chia sẻ cho mỗi người và họ sẽ không làm việc
hết khả năng của mình. Sản lượng sẽ tăng chậm hơn và năng
suất biên của người thứ tư giảm xuống. Rõ ràng khi thêm
nhiều lao động thì mỗi lao động chỉ có ít vốn và diện tích
để làm việc, thời gian “chết” nhiều hơn và mỗi người khó
có thể làm việc theo khả năng của mình nên năng suất biên cứ
giảm dần. Cho đến người thứ tám, công việc của người này có
thể là mang nước uống cho những người khác nên hầu như sản lượng
không tăng lên nữa và năng suất biên của anh ta bằng không. Ở
những mức lao động cao hơn, tình trạng lãng công có thể xảy ra
nên sản lượng có thể giảm sút. Năng suất biên có thể âm.
Đối với hầu hết các quá trình sản xuất, năng suất biên
của các yếu tố sản xuất (vốn và lao động) cũng diễn biến
theo quá trình tương tự. Do vậy, quy luật năng suất biên giảm
dần có thể được phát biểu như sau:
"Nếu
số lượng của một yếu tố sản xuất tăng dần trong khi số lượng
(các) yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản lượng sẽ gia
tăng nhanh dần. Tuy nhiên, vượt qua một mốc nào đó thì sản lượng
sẽ gia tăng chậm hơn. Nếu tiếp tục gia tăng số lượng yếu
tố sản xuất đó thì tổng sản lượng đạt đến mức tối đa
và sau đó sẽ sút giảm."
Trong
phân tích sản xuất, chúng ta giả định rằng tất cả các yếu
tố đầu vào đều có chất lượng như nhau. Năng suất biên giảm
dần là kết quả của những hạn chế khi sử dụng các đầu vào
cố định khác (như máy móc, thiết bị chẳng hạn).
Quy
luật năng suất biên giảm dần tác động đến hành vi và quyết
định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào
như thế nào để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hóa
lợi nhuận.
,
(4.4)
,
(4.5)
trong
đó: APL và APK lần lượt là năng suất trung bình của lao động và
của vốn.
Trong thí dụ trên, năng suất trung bình của lao động lúc đầu cũng tăng lên nhưng sau đó giảm đi khi số lao động từ 4 trở lên. Chúng ta có thể nhận thấy năng suất trung bình của lao động giảm xuống khi năng suất biên thấp hơn năng suất trung bình. Ngược lại, năng suất trung bình tăng lên khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình.
II.4.
ĐỒ THỊ ĐƯỜNG TỔNG SẢN LƯỢNG, ĐƯỜNG NĂNG SUẤT BIÊN
VÀ ĐƯỜNG NĂNG SUẤT TRUNG BÌNH |
Từ
bảng 4.1, chúng ta có thể xây dựng hình dạng của các đường
tổng sản lượng, đường năng suất biên và năng suất trung bình
của lao động như hình 4.1.
Đường tổng sản lượng, đường năng suất biên và đường năng suất trung bình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì năng suất biên là đạo hàm của tổng sản lượng nên về mặt hình học, nó là độ dốc của đường tổng sản lượng. Ở những mức lao động đầu tiên, tổng sản lượng tăng rất nhanh nên độ dốc của đường này tăng và như vậy năng suất biên tăng, đường năng suất biên dốc lên. Khi số lao động lớn hơn 3, tổng sản lượng tăng chậm dần, độ dốc của đường sản lượng giảm nên năng suất biên giảm. Đường năng suất biên dốc xuống. Sau đó, đường sản lượng đạt cực đại, điều này cũng có nghĩa là việc tăng thêm số lao động không làm tăng thêm sản lượng. Vì vậy, lúc này, năng suất biên sẽ bằng không. Đường năng suất biên cắt trục hoành. Sau đó, sản lượng giảm xuống, đường tổng sản lượng có độ dốc âm nên năng suất biên âm.
Đối
với đường năng suất lao động trung bình: Trên đồ thị 4.1, ta thấy đường năng
suất lao động trung bình cắt đường năng suất lao động biên
tại điểm có hoành độ là L2.
Tại điểm này, năng suất lao động trung bình đạt cực đại.
Trên đường tổng sản lượng q,
ta có thể chọn một điểm bất kỳ và kẻ một đường thẳng
bất kỳ từ gốc tọa độ đến điểm này. Ta có thể chứng minh
được một cách dễ dàng là năng
suất lao động trung bình của số lao động ứng với điểm này
sẽ chính là độ dốc của đường thẳng này. Tại điểm
ứng với số lượng lao động là L2, đường kẻ từ gốc tọa độ sẽ tiếp xúc
với đường tổng sản lượng. Như thế, tại đây năng suất lao
động trung bình sẽ bằng với năng suất lao động biên. Với số
lao động thấp hơn mức L2,
độ dốc của đường thẳng kẻ từ gốc tọa độ sẽ nhỏ hơn
độ dốc của đường q nên AP < MP. Khi đó, năng
suất trung bình sẽ tăng lên nếu ta gia tăng số lượng lao động.
Thí dụ, giả sử một lao động duy nhất của một nông trang có
thể cắt được 1 công lúa một ngày, năng suất trung bình của người
này cũng là 1 công/ngày/người. Khi thuê thêm một lao động nữa,
cả hai người cắt được 3 công lúa một ngày nên năng suất biên
của người thứ hai là hai, cao hơn năng suất trung bình của người
thứ nhất nên sẽ làm năng suất trung bình của cả hai người tăng
lên, đó là, 1,5 công/ngày/người.
Cũng
giống như thế, đối với các điểm phía phải của điểm L2,
thì AP > MP, và do vậy năng
suất trung bình giảm dần khi ta sử dụng thêm lao động. Thí dụ,
giả sử người chủ nông trại thuê thêm người thứ 3, người này
có năng suất biên là 1 công, thấp hơn năng suất trung bình của
hai người ban đầu. Do đó, năng suất trung bình của ba người
giảm xuống còn 1,33.
Như
vậy, tại điểm năng suất lao động trung bình bằng với năng
suất lao động biên thì năng suất lao động trung bình là cực đại.
Chúng ta có thể chứng minh nhận xét này qua hàm sản xuất sau.
Thí
dụ: Giả
sử ta có hàm sản xuất có dạng như sau:
.
Để
xây dựng hàm số năng suất lao động trung bình, hàm số năng
suất lao động biên, ta cố định giá trị K
bằng cách cho K = K0 = 10 chẳng hạn.
Khi đó, hàm số sản xuất trở thành:
(1)
Năng
suất lao động biên:
.
Kết
quả này cho chúng ta thấy đường năng suất lao động biên có
dạng hình chữ U lật úp như đã
vẽ ở trước.
(2)
Năng
suất lao động trung bình:
.
Đường
năng suất lao động trung bình cũng có dạng hình chữ U
lật úp như đã vẽ ở trước.
(3) Năng suất lao động trung bình đạt cực đại tại điểm năng
suất lao động trung bình bằng với năng suất lao động biên:
Năng suất lao động trung bình đạt tối đa khi:
đơn vị lao động.
Tại điểm này, năng suất lao động trung bình là: APL
= 900.000 đơn vị sản
phẩm. Tại đó, năng suất lao động biên: MPL
= 900.000 đơn vị sản
phẩm. Vậy, tại điểm năng suất trung bình bằng với năng suất
biên của lao động, năng suất trung bình đạt cực đại.
Trong
phần này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về sự tác động
của tiến bộ công nghệ đối với sản lượng. Giả sử ta có
thể viết hàm sản xuất đối với một loại hàng hóa nào đó như
sau:
.
Trong đó: A(t) phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng
khác với lao động (L) và vốn
(K). A(t) được định
nghĩa là tiến bộ công nghệ theo thời gian. Ta giả sử:
, nghĩa là cùng một số lượng lao động và vốn nhưng sản lượng
cao hơn theo thời gian.
Từ phương trình trên, ta có thể viết:
Chia hai vế của đẳng thức trên cho q,
ta được:
.
Hay là:
Như
ta biết, đối với một biến số x
nào đó thì
là tốc độ tăng trưởng
của biến số đó trên một đơn vị thời gian. Áp dụng lý giải
này vào công thức trên, ta được:
nhưng:
hệ số co giãn của sản lượng
(q) theo vốn (K)
=
Tương
tự:
hệ số co giãn của sản lượng
(q) theo lao động (L)
=
.
Tóm
lại, ta có:
.
Đẳng
thức này cho thấy, tốc độ tăng trưởng của sản lượng được
cấu thành bởi hai nhân tố: (1) tốc độ tăng trưởng của vốn và
lao động; và (2) tiến bộ công nghệ.
Theo các nhà kinh tế, tiến bộ công nghệ ảnh hưởng đến
sản lượng qua một trong ba cách sau:
1.
Tiến
bộ công nghệ trung dung:
.
Đẳng
thức này cho thấy tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng đến cả
vốn và lao động Khi công nghệ sản xuất đạt đến trình độ
cao hơn, cả năng suất vốn và năng suất lao động cùng được
cải thiện, làm cho sản lượng cao hơn.
2.
Tiến
bộ công nghệ liên quan đến vốn:
.
Đẳng
thức này cho thấy tiến bộ công nghệ chỉ ảnh hưởng đến năng
suất vốn. Thí dụ, máy móc thiết bị sẽ có năng suất cao hơn
khi tiến bộ công nghệ được áp dụng.
3.
Tiến
bộ công nghệ liên quan đến lao động:
.
Đẳng
thức này cho biết tiến bộ công nghệ chỉ ảnh hưởng đến năng
suất lao động.
Số
giờ lao động |
Số
giờ sử dụng máy móc trong ngày (K) |
||||
trong
ngày (L) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
20 |
40 |
55 |
65 |
75 |
2 |
40 |
60 |
75 |
85 |
90 |
3 |
55 |
75 |
90 |
100 |
105 |
4 |
65 |
85 |
100 |
110 |
115 |
5 |
75 |
90 |
105 |
115 |
120 |
Số
liệu trong bảng 4.2 tuân theo quy luật năng suất biên giảm dần như
đã trình bày trong phần trên. Trong bảng này, vốn được đo lường
bằng số giờ sử dụng máy móc trong một ngày, còn lao động là
số giờ sử dụng lao động trong sản xuất trong một ngày.
Các
kết hợp đầu vào tạo ra cùng một sản lượng sẽ được biểu
diễn trên một đường đẳng lượng. Thí dụ, để sản xuất ra
75 mét vải trong một ngày, doanh nghiệp có thể sử dụng các kết
hợp đầu vào sau: i) 1L và 5K; ii) 2L và 3K;
iii) 3L và 2K; hay 5L
và 1K. Nếu chúng ta xem số giờ sử dụng lao động (L) và máy móc (K) là
những đại lượng liên tục, ta có thể nhận thấy sẽ có vô
số tập hợp đầu vào giữa L
và K có thể cùng tạo ra 75 mét
vải ngoài bốn tập hợp như đã nêu trên. Các tập hợp này sẽ
cùng nằm trên một đường gọi là đường đẳng lượng.
Đường
đẳng lượng cho biết các kết hợp khác nhau của vốn và lao động
để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định q0
nào đó. Như
thế, ta có thể viết phương trình của đường đẳng lượng như
sau:
.
(4.6)
Đường
đẳng lượng có những tính chất tương tự như đường bàng quan
của người tiêu dùng như đã trình bày trong Chương 3. Trong khi
đường bàng quan biểu diễn những tập hợp hàng hóa tạo ra cùng
một mức hữu dụng, đường đẳng lượng biểu diễn những kết
hợp đầu vào khác nhau có thể tạo ra cùng một mức sản lượng.
Như vậy, đẳng lượng cũng có bốn đặc trưng giống như đường
bàng quan.
Các
đường đẳng lượng này có các đặc điểm sau:
1.
Tất cả những phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động
trên một đường đẳng lượng sẽ sản xuất ra một số lượng
sản phẩm như nhau. Chẳng hạn, hai điểm A
và B trên đường đẳng lượng
q0 (ứng với số vốn
là KA và số lao động là LA;
số vốn là KB và số lao động là LB)
sẽ cùng tạo ra mức sản lượng là q0.
2.
Tất cả những phối hợp nằm trên đường cong phía trên
(phía dưới) mang lại mức sản lượng cao hơn (thấp hơn). Chẳng
hạn, các điểm nằm trên đường sản lượng q2
sẽ mang lại mức sản lượng cao hơn các điểm nằm trên
đường đường sản lượng q1
hay q0.
3.
Đường đẳng lượng thường dốc xuống về hướng bên
phải và lồi về phía gốc tọa độ. Tính chất này có thể được
giải thích bằng quy luật tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm
dần.
4.
Những đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau.
Trên
một hệ trục ta có thể vẽ ra rất nhiều đường đẳng lượng
tùy theo mức sản lượng mà chúng ta cần đạt tới. Các nhà sản
xuất sẽ linh hoạt sử dụng những kết hợp đầu vào tạo ra cùng
một sản lượng nhưng họ sẽ chọn tập hợp có chi phí thấp
nhất khi xét đến yếu tố giá của các đầu vào.
Khi
dịch chuyển dọc trên một đường đẳng lượng, ta thấy có sự
thay thế giữa các yếu tố sản xuất để tạo ra một mức sản
lượng không đổi. Ví dụ, di chuyển từ điểm A
đến điểm B trên đường q0,
ta đã thay thế 2 đơn vị vốn bằng 1 đơn vị lao động để
tạo ra 75 mét vải. Để đo lường mức độ thay thế giữa vốn và
lao động, ta có khái niệm tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên.
Khái
niệm:
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của vốn cho lao động là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng thêm
một đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng.
Ta có thể viết công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật
biên như sau:
.
(4.7)
trong
đó: MRTSK cho L là tỷ
lệ thay thế kỹ thuật biên của vốn cho lao động. Ký hiệu q = q0 cho ta
thấy là việc tính toán tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên được
thực hiện trên đường đẳng lượng q0.
Dấu trừ (-) trong công thức 4.7 để giữ cho tỷ lệ thay thế kỹ
thuật biên có giá trị dương. Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ
thuật biên cho biết độ lớn của sự thay thế của hai đầu vào
vốn và lao động. Căn cứ vào công thức này ta có thể thấy nghịch dấu với độ dốc của đường đẳng lượng tại
một điểm nào đó chính là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của
vốn cho lao động tại điểm đó.
Di chuyển
từ điểm A đến điểm B
trên đường q0 trong hình 4.4, số lao động tăng thêm 1 đơn
vị, trong khi số vốn giảm đi 2 đơn vị. Vậy tỷ lệ thay thế
kỹ thuật biên là 2, nghĩa là một đơn vị lao động có thể thay
thế cho hai đơn vị vốn mà không làm thay đổi sản lượng. Tương
tự khi di chuyển từ điểm B đến
C, tỷ lệ thay thế kỹ thuật
biên là 1/1 = 1, một đơn vị
lao động có thể thay thế cho 1 đơn vị vốn mà không làm thay đổi
sản lượng.
Như
vậy, di chuyển dọc theo đường đẳng lượng về phía phải, tỷ
lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần. Rõ ràng, khi số lao động
càng tăng lên thì năng suất biên của lao động giảm dần. Trong
khi đó, số vốn giảm dần đến những đơn vị vốn có năng
suất biên cao hơn. Vì vậy, số vốn cần phải giảm đi để tăng
thêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi sản lượng
sẽ giảm dần và do đó đường đẳng lượng sẽ trở nên thoải
hơn. Chúng ta gọi điều này là quy
luật tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần.
III.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ LỆ THAY THẾ KỸ THUẬT BIÊN VÀ
NĂNG SUẤT BIÊN |
Từ
quy luật tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần, chúng ta
thấy rằng tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có quan hệ chặt chẽ
với năng suất biên của lao động và vốn.
Khi
giảm sử dụng một số lượng DK
của đầu vào K, làm sản lượng giảm đi một lượng
. Lượng giảm sút của sản lượng này sẽ được bù đắp bằng
việc tăng sử dụng đầu vào L
một lượng DL
để cho sản
lượng không đổi. Sản lượng tăng thêm từ việc tăng L
là
phải bù đắp vừa đủ
sản lượng mất đi từ việc giảm K
(là
). Do vậy:
Û
.
(4.8)
Vì
vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên vốn của vốn cho lao động
bằng với tỷ số giữa năng suất lao động biên (MPL) và năng
suất vốn biên (MPK).
Ta còn có thể chứng minh mối quan hệ này bằng phương pháp
khác như sau:
Ta
có hàm sản xuất:
.
Ta
có thể suy ra:
.
Vì
đi dọc theo một đường đẳng lượng, tổng sản lượng là không
thay đổi. Do đó:
.
Công thức này diễn giải bằng toán học mối quan hệ nói
trên.
Thí dụ:
Giả sử ta có hàm số sản xuất với dạng Cobb-Douglas như sau:
.
Ứng
với mức tổng sản lượng q = 100
đơn vị sản phẩm, ta có:
.
Như
thế:
.
Hay ta có thể sử dụng cách khác:
.
Chúng ta thấy rằng tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của K
cho L trong trường hợp này sẽ
giảm dần khi số lượng lao động được sử dụng tăng lên.
IV.
MỘT SỐ HÀM SẢN XUẤT THÔNG DỤNG VÀ
ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG TƯƠNG ỨNG |
Hình
dạng của đường đẳng lượng của một quá trình sản xuất
phụ thuộc vào mức độ thay thế giữa vốn và lao động. Chúng
ta hãy xem xét các dạng hàm sản xuất đặc biệt sau.
IV.1. HÀM SẢN XUẤT TUYẾN TÍNH: q
= aK +bL (a, b ³
0) |
Với
hàm sản xuất này, khi vốn hay lao động tăng thêm một đơn vị
thì sản lượng sẽ tăng thêm một lượng cố định tương ứng là
a (hay b)
đơn vị. Do vậy, năng suất biên của vốn hay lao động cũng chính
là các hệ số a hay b. Như vậy, năng
suất biên của vốn và lao động không thay đổi khi số đơn vị
vốn và lao động được sử dụng tăng thêm. Do đó, đường
biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và mỗi yếu tố đầu
vào (vốn và lao động) là các đường thẳng dốc lên có độ
dốc là a hay b, nếu yếu tố đầu vào kia không đổi)
Phương
trình của đường đẳng lượng ứng với hàm sản xuất tuyến tính
là:
q0
= aK + bL hay K
=
.
Vậy
đường đẳng lượng của hàm số sản xuất này là những đường
thẳng song song có độ dốc
(xem hình 4.5a).
Trong
trường hợp hàm sản xuất này, vốn và lao động có thể hoàn toàn
thay thế cho nhau. Nhà sản xuất có thể chỉ sử dụng vốn hay lao
động cho sản xuất tùy thuộc vào giá của chúng. Tại điểm A
trong hình 4.5a, để sản xuất ra mức sản lượng q1,
nhà sản xuất chỉ sử dụng vốn mà không có lao động nào. Ngược
lại, tại điểm B, nhà sản
xuất chỉ sử dụng lao động. Giữa hai điểm A
và B, nhà sản xuất có thể
sử dụng kết hợp giữa vốn và lao động. Tuy nhiên, hàm sản
xuất này ít gặp trong thực tế vì ít nhất một máy móc nào đó
cần có người nhấn nút hay người lao động cần được trang
bị ít nhất một máy móc hay công cụ lao động nào đó.
Hàm
sản xuất tuyến tính có thể thấy ở những trạm thu phí giao thông.
Trong việc bán vé, nhà quản lý có thể chọn cách bán vé bằng máy
tự động và không sử dụng lao động hay chỉ sử dụng người bán
vé mà không sử dụng máy bán vé tự động. Ở các nước phát
triển, do giá lao động thường đắt đỏ nên họ thường sử
dụng máy bán vé tự động, trong khi ở nước ta, giá lao động
thấp hơn nên chúng ta dùng người bán vé.
IV.2. HÀM SẢN XUẤT VỚI TỶ LỆ KẾT HỢP CỐ ĐỊNH:
q = min (aK,bL); a, b>0 |
Phương trình hàm sản xuất: q = min
(aK,bL) cho biết rằng số lượng sản phẩm sản xuất ra bằng
với giá trị nhỏ nhất của hai giá trị trong ngoặc.
·
Nếu aK
< bL thì q = aK. Trong trường hợp này, ta nói vốn là yếu tố ràng
buộc đối với hàm sản xuất. Việc tăng thêm lao động không làm
gia tăng sản lượng nên MPL= 0.
Vốn là yếu tố quyết định.
·
Nếu aK
> bL thì q = bL. Trong trường hợp này, ta nói lao động là yếu
tố ràng buộc đối với hàm sản xuất. Việc tăng thêm vốn không
làm gia tăng sản lượng nên MPK=
0. Lao
động là yếu tố quyết định.
·
Khi aK
= bL, cả hai yếu tố K và L
được sử dụng tối đa. Khi đó
. Đẳng thức này xảy ra tại các điểm gốc của đường đẳng
lượng. Ta có thể vẽ được một đường thẳng nối các điểm
gốc này (vì
: đây là phương trình của một đường thẳng). Trên hình 4.5b các
điểm A, B, và C là những phương
án kết hợp đầu vào có hiệu quả.
Với
hàm sản xuất này, vốn và lao động phải được sử dụng với
một tỷ lệ nhất định, chúng không thể thay thế cho nhau. Mỗi
một mức sản lượng đòi hỏi một phương án kết hợp đặc
biệt giữa lao động và vốn. Trong trường hợp này, ta không thể
tạo thêm sản lượng nếu như không đưa thêm vào cả vốn và lao
động theo một tỷ lệ cụ thể. Do đó các đường đẳng lượng
hình chữ L.
Một
ví dụ về hàm sản xuất này là công việc xây dựng hè phố bê
tông bằng cách sử dụng búa khoan. Mỗi búa khoan cần một công nhân
điều khiển, khối lượng công việc hoàn thành chắc chắn không
tăng lên khi hai người cùng sử dụng một búa hay khi một người
được trang bị hai búa. Trong ngành công nghiệp may mặc, một người
thợ may làm việc với một máy may. Anh ta không thể sản xuất
nhiều hơn với nhiều máy may hơn. Để tăng sản lượng, số thợ
may và số máy may phải tăng theo tỷ lệ tương ứng: một máy/một
lao động. Loại hàm sản xuất này cũng có thể quan sát thấy
trong dịch vụ taxi hay một số dịch vụ khác.
Đối
với một quá trình sản xuất được đặc trưng bởi đường đẳng
lượng có dạng như thế này, nhà sản xuất sẽ chọn các điểm
dọc theo đường ứng với
là cố định (hình 4.5b)
Đây là trường hợp trung gian giữa hai trường hợp trên và cũng
là hàm sản xuất phổ biến nhất được áp dụng để nghiên
cứu mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của một quá trình
sản xuất. Đường đẳng lượng của hàm sản xuất này là đường
cong dốc xuống và lồi về phía gốc tọa độ (hình 4.5c). Đối với đường đẳng lượng dạng này, vốn và lao động
có thể thay thế cho nhau ở một mức độ nào đó nhưng không hoàn
toàn. Chẳng hạn, khi di chuyển từ điểm A
đến điểm B trên đường đẳng lượng q1,
ta thay thế dần lao động cho vốn. Đường đẳng lượng dốc
xuống về phía phải và tiệm cận với trục hoành nhưng không
thể cắt trục hoành nên số vốn sử dụng trong sản xuất không
bao giờ bằng không. Điều này có nghĩa là nhà sản xuất có thể
sử dụng rất nhiều lao động để thay thế cho vốn nhưng bao
giờ cũng tồn tại một lượng vốn nhất định. Ngược lại,
vốn cũng có thể thay thế cho lao động khi di chuyển từ phải
sang trái nhưng bao giờ cũng tồn tại một lượng lao động nhất
định.
Chúng
ta có thể thấy rằng một quá trình sản xuất dù tự động hóa
đến đâu cũng cần có người điều khiển dây chuyền máy móc đó
hay trong một ngành nghề sản xuất thủ công, người lao động cũng
cần phải được trang bị một số công cụ lao động nhất định.
Do vậy, đây là dạng hàm sản xuất được áp dụng phổ biến
nhất trong thực tế vì nó mang những đặc điểm chung của một
quá trình sản xuất.
Trong
điều kiện của nền kinh tế nước ta, tình trạng dư thừa lao động
ở nông thôn và thành thị xảy ra rất phổ biến nên mức tiền lương
chung thấp. Đó là một lợi thế lớn của nước ta trong việc
cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà sản xuất
sẽ sử dụng nhiều lao động để thay thế cho vốn mà yếu tố này
thường khan hiếm và đắt đỏ đối với những nước đang phát
triển như nước ta. Do vậy, trong việc lựa chọn công nghệ sản
xuất phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, các nhà sản
xuất thường ưu tiên cho các công nghệ sử dụng nhiều lao động.
Với trình độ phát triển của lực lượng lao động còn thấp, nước
ta chỉ nên tập trung vào phát triển các ngành hướng về xuất
khẩu và sử dụng nhiều lao động như nông nghiệp và công
nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ xuất khẩu gồm dệt may, giày dép,
đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt gia đình, văn phòng phẩm, một số
thiết bị điện sinh hoạt, v.v.
Đó là điều mà các nước Đông Nam Á đã làm trong những năm 80
và Trung Quốc đang thực hiện (Chí, 2000).
Một khía cạnh khác của việc đo lường tác động của sự thay
đổi của cả hai yếu tố đầu vào đến sự thay đổi của sản
lượng là nghiên cứu hiệu suất theo quy mô của một quá trình sản xuất. Chúng
ta hãy xem xét sản lượng sẽ thay đổi như thế nào khi các đầu
vào đồng loạt tăng lên theo cùng một tỷ lệ.
Nếu
một hàm sản xuất có dạng q =
f(K,L) và tất cả yếu tố đầu vào được nhân với một số
nguyên dương cố định m (m
> 1), ta phân loại hiệu suất theo quy mô của hàm sản
xuất như sau:
·
Nếu sản
lượng tăng lớn hơn gấp m
lần, ta gọi sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng.
·
Nếu sản
lượng tăng đúng bằng m lần,
đó là sản xuất có hiệu suất theo quy mô cố định.
·
Nếu sản
lượng tăng nhỏ hơn gấp m
lần, ta gọi sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm.
Chúng
ta có thể biểu diễn hiệu suất theo quy mô bằng các biểu thức
như trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Hiệu suất theo quy mô của sản xuất
Ảnh hưởng đến sản lượng |
Hiệu
suất theo quy mô |
i.
f(mK,mL) = mf(K,L) = mq |
Cố
định |
ii.
f(mK,mL) < mf(K,L) = mq |
Giảm |
iii.
f(mK,mL) > mf(K,L) = mq |
Tăng |
Ta có thể sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để minh họa
khái niệm hiệu suất theo quy mô của sản xuất. Giả sử ta có hàm
sản xuất như sau:
,
trong
đó A, a và b là các hằng
số dương.
Giả sử ta tăng số lượng các yếu tố đầu vào lên m
lần
. Ta sẽ có:
.
Nếu:
1.
thì
: nếu ta tăng cả vốn và lao động lên gấp m lần thì sản lượng cũng sẽ tăng đúng bằng m lần, ta nói hàm sản xuất Cobb-Douglas có hiệu suất
quy mô không đổi.
2.
thì
: nếu ta tăng cả vốn và lao động lên gấp m lần thì sản lượng cũng sẽ tăng lớn hơn m lần, ta nói hàm Cobb-Douglas có hiệu suất quy mô tăng
dần.
3.
thì
: nếu ta tăng cả vốn và lao động lên gấp m lần thì sản lượng cũng sẽ tăng nhỏ hơn m lần, ta
gọi hàm Cobb-Douglas có hiệu suất quy mô giảm dần.
Việc
nghiên cứu hiệu suất theo quy mô của sản xuất giúp ích cho chúng
ta điều gì? Một quá trình sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng
có thể xảy ra do công nhân và các nhà quản lý được chuyên môn
hóa cao hơn giúp họ khai thác các máy móc, thiết bị sẵn có
hiệu quả hơn. Dây chuyền sản xuất xe ô-tô hay điện lực là các
thí dụ cụ thể về hiệu suất theo quy mô tăng. Nếu một quá trình
sản xuất có hiệu suất quy mô tăng thì chi phí sản xuất sẽ
giảm vì khi đó sản lượng tăng nhanh hơn số lượng các yếu
tố đầu vào.
Các nhà lập chính sách cũng rất quan tâm đến hiệu suất
theo quy mô của một quá trình sản xuất. Nếu quá trình sản
xuất có hiệu suất theo quy mô tăng thì việc tổ chức một doanh
nghiệp sản xuất lớn sẽ có hiệu quả kinh tế hơn nhiều so
với nhiều doanh nghiệp nhỏ. Chẳng hạn, hiệu suất theo quy mô tăng
trong ngành điện lực giải thích lý do vì sao chúng ta lại có
những công ty điện lực lớn và chịu sự điều tiết của chính
phủ.
Trong trường hợp hiệu suất theo quy mô cố định, quy mô
của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến năng suất của các đầu
vào. Năng suất trung bình và năng suất biên không thay đổi cho dù
nhà máy lớn hay nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể có hiệu
quả như các doanh nghiệp lớn.
Cuối cùng, một quá trình sản xuất có hiệu suất theo quy mô
giảm thường xảy ra đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Những khó khăn về quản lý sẽ phát sinh khi quy mô của doanh
nghiệp tăng vượt quá khả năng quản lý của ban giám đốc. Điều
này có thể làm giảm năng suất của các yếu tố sản xuất do nhà
quản lý không thể quan tâm đúng mức đến việc sử dụng tất
cả các đầu vào. Do vậy, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
sẽ hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp lớn.
Chúng ta có thể minh họa những điều trên bằng việc xem xét
sự thay đổi của năng suất lao động trung bình (APL)
khi tăng các yếu tố đầu vào của các hàm sản xuất có hiệu
suất theo quy mô khác nhau. Ta có công thức tính năng suất trung bình
như sau:
APL
=
.
Khi
tăng vốn và lao động gấp m
lần, thì năng suất lao động trung bình, lúc này, thành:
APL'
=
.
1.
Trường hợp hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng,
ta có: f(mK, mL) > mf(K, L). Do vậy, APL' > APL, có nghĩa là khi ta tăng các yếu tố đầu lên
thì năng suất lao động trung bình cũng tăng lên. Điều này có
thể làm giảm chi phí để sản xuất ra một sản phẩm.
2.
Trường hợp hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô cố định,
ta có: f(mK, mL) = mf(K, L). Do vậy, APL'
= APL, có nghĩa là khi ta tăng các yếu tố đầu lên thì năng
suất lao động trung bình không đổi và như vậy chi phí sản
xuất ra một sản phẩm sẽ không đổi.
3.
Trường hợp hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm,
ta có: f(mK, mL) < mf(K, L). Do vậy, APL' < APL, có nghĩa là khi ta tăng các yếu tố đầu lên
thì năng suất lao động trung bình sẽ giảm xuống. Điều này có
thể làm tăng chi phí sản xuất.
Bây
giờ, chúng ta bắt đầu đề cập đến vấn đề chi phí của
việc sử dụng các đầu vào: vốn và lao động. Giả sử một
doanh nghiệp dùng một số tiền nào đó để mua hay thuê vốn và
lao động cho sản xuất. Giả sử ta ký hiệu số tiền này là TC
(tổng chi phí). Nếu đơn giá của vốn là v
và của lao động là w thì doanh
nghiệp có thể mua được bao nhiêu vốn và lao động. Đường đẳng
phí sẽ cho ta biết điều đó.
Đường
đẳng phí cho biết các kết hợp khác nhau của lao động (L) và
vốn (K) có thể mua được bằng một số tiền (tổng chi phí)
nhất định ứng với những mức giá nhất định.
Phương
trình đường đẳng phí có dạng như sau:
Trong
đó: TC là tổng chi phí; v
là đơn giá vốn và w là đơn
giá lao động.
Phương
trình 4.9 cho biết tổng số tiền chi cho vốn (vK)
và lao động (wL) bằng với
tổng số tiền sẵn có (TC).
Với một số tiền nhất định, doanh nghiệp mua nhiều lao động
(hay vốn) hơn thì lượng vốn (hay lao động) mua được sẽ giảm
đi. Điều này cho thấy một sự đánh đổi trong việc phân bổ
chi tiêu giữa hai đầu vào. Do vậy, đường đẳng phí có dạng như
hình 4.6.
Sự
đánh đổi giữa vốn và lao động được biểu diễn thông qua độ
dốc của đường đẳng phí. Nếu gọi S là độ dốc của đường đẳng phí, ta có:
.
(4.10)
Công
thức (4.10) cho thấy, S bằng
với nghịch dấu của tỷ số giữa đơn giá của lao động và
vốn và không phụ thuộc vào tổng chi phí. Do vậy, khi giá của các
đầu vào thay đổi (không cùng tỷ lệ) thì độ dốc của đường
đẳng phí thay đổi. Giống như đường ngân sách của người tiêu
dùng trong chương 3, khi đơn giá của lao động thay đổi thì đường
đẳng phí sẽ quay quanh điểm A trong hình 4.6. Khi tổng chi phí tăng, đường đẳng phí
sẽ tịnh tiến về phía phải và ngược lại khi tổng chi phí
giảm nó sẽ dịch chuyển về phía trái.
VII. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA SẢN LƯỢNG HAY TỐI THIỂU HÓA
CHI PHÍ
VII.1. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA SẢN LƯỢNG
|
Giả
sử doanh nghiệp có phương trình đường đẳng phí như (4.9) và hàm
sản xuất như (4.1). Doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập hợp đầu vào
vốn và lao động để tối đa hóa sản lượng trong điều kiện ràng
buộc của chi phí. Ta có thể dùng phương pháp Lagrange
để tìm ra nguyên tắc tối đa hóa sản lượng.
Phương
trình (4.9) có thể viết lại như sau:
.
Hàm
số Lagrange có dạng:
= f(K,L) + l(
vK + wL - TC) .
trong
đó: l
¹ 0 là
hệ số Lagrange. Ta cho đạo hàm riêng của
theo các biến K, L và l
bằng không:
,
.
Chuyển
vế thành phần có giá đầu vào sang vế phải và lập tỷ số, ta
được:
(4.11)
Nguyên
tắc tối đa hóa sản lượng có thể được biểu diễn qua hình
4.7. Tại điểm C, đường đẳng
phí tiếp xúc với đường đẳng lượng q1,
ta thấy điểm C chính là sự
lựa chọn của nhà sản xuất khi họ có số tiền là TC.
Thật vậy, tại điểm C, đường
ngân sách tiếp xúc tại một điểm về phía bên trái của đường
đẳng lượng q1 nên nó
không thể vươn tới một đường đẳng lượng nào cao hơn nằm
về phía phải của đường q1.
Vậy q1 là đường đẳng lượng cao nhất mà đường
đẳng phí đạt tới. Nó chính là mức sản lượng tối đa có
thể sản xuất ra được từ số tiền TC
sẳn có.
Tại
điểm C, độ dốc của đường đẳng lượng bằng với độ
dốc của đường đẳng phí, hay nói cách khác tỷ lệ thay thế
kỹ thuật biên bằng với tỷ giá của lao động và vốn.
Ví
dụ. Giả
sử ta có hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas như sau:
.
Đơn
giá vốn là v đơn vị tiền; đơn giá lao động là w đơn vị tiền.
Giả sử doanh nghiệp chỉ muốn chi ra số tiền là TC0,
hãy xác định sản lượng tối đa?
Bài
giải.
Căn
cứ vào bài, ta có thể viết được hàm chi phí sản xuất như
sau:
.
Để giải bài toán, ta thiết lập hàm Lagrange như sau:
.
Lấy
đạo hàm của hàm số Lagrange này theo K,
L và
và cho các đạo hàm này
bằng không, ta được:
Lấy
hai đẳng thức đầu chia cho nhau, ta được:
Nếu
như w = v = 4 đơn vị
tiền: phương trình này cho biết là để tối qua hóa sản lượng,
ta nên chi phí cho lao động và tiền vốn với số tiền bằng nhau.
Thí dụ, K = L
= 4 đơn vị. Khi đó, ta sẽ sản xuất được 40 đơn vị sản
phẩm và chi phí sẽ là 32 đơn vị tiền.
Tất cả các kết hợp khác giữa vốn và lao động đều cho
ra sản lượng thấp hơn. Thí dụ: K = 6 đơn vị vốn và L
= 2 đơn vị lao động. Khi đó, tổng chi phí là 32 đơn vị tiền,
nhưng sản lượng sẽ là:
Một
khía cạnh khác của việc tối đa hóa lợi nhuận là các doanh
nghiệp tìm kiếm một phương thức sản xuất ra một mức sản lượng
nhất định có chi phí thấp nhất. Bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng tìm kiếm kỹ thuật sản xuất với chi phí thấp nhất với
khối lượng đầu ra cho trước hay tối đa hóa lợi nhuận với
chi phí cho trước, vì giảm một đồng chi phí có nghĩa là tăng
một đồng lợi nhuận. Sản xuất với chi phí thấp nhất sẽ mang
lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Hình
4.8 mô tả nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp.
Giả sử doanh nghiệp xác định cần phải sản xuất ra một mức
sản lượng q0 nhất định,
đường đẳng lượng ở mức sản lượng q0
cho biết tất cả tập hợp đầu vào có thể tạo ra q0. Doanh nghiệp sẽ chọn sản xuất tại một
điểm trên đường này có chi phí thấp nhất. Nếu giá của vốn
là v và của lao động là w,
một tập hợp gồm ba đường đẳng phí TC1,
TC2, và TC3
sẽ có cùng độ dốc là -w/v. Tương
tự như việc tối đa hóa sản lượng, ta cũng nhận thấy tại điểm
C, đường đẳng lượng q0
tiếp xúc với đường đẳng phí TC2,
tập hợp đầu vào có chi phí thấp nhất và TC2
là chi phí thấp nhất để sản xuất ra sản lượng q0.
Nguyên
tắc. Để
tối thiểu hóa chi phí sản xuất để sản xuất ra một số lượng
sản phẩm nhất định nào đó, nhà sản xuất sẽ chọn sản
xuất tại điểm mà tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (giữa lao động
và vốn) bằng với tỷ lệ giữa đơn giá lao động và đơn giá
vốn.
Công thức:
Ta
cũng có thể chứng minh nguyên tắc này bằng phương pháp Lagrange.
Ta cần tối thiểu hóa hàm chi phí sản xuất: TC
= vK + wL, để đạt được mức sản lượng:
.
Để
giải bài toán này, ta xây dựng hàm số Lagrange như sau:
Lấy
đạo hàm bậc nhất của hàm số Lagrange theo L,
K, và
, ta có:
[1]
[2]
Chia
[1] cho [2], ta được:
Ví
dụ: Một
doanh nghiệp có hàm sản xuất: q =
f(K,L) = K1/2L1/2. Giả sử doanh nghiệp cần
sản xuất ra 100 sản phẩm. Vậy doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập
hợp đầu vào nào nếu giá của vốn là 20 và của lao động là 5
đơn vị tiền?
Phương trình của đường đẳng lượng ở mức sản lượng
là 100:
.
(1)
Để tối thiểu hóa chi phí, doanh nghiệp cần chọn tập
hợp đầu vào sao cho:
.
(2)
trong đó:
Þ
.
Vậy
công thức trên có thể được viết là:
.
Thế
(2) vào (1), ta được:
và
.
Doanh
nghiệp sẽ sử dụng tập hợp 200L
và 50K để sản xuất ra 100
sản phẩm. Khi đó, chi phí thấp nhất sẽ là:
đơn vị tiền.
LÝ
THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Trong
phần trước, chúng ta đã xem xét mối quan hệ giữa số lượng
yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp ở một trình độ
công nghệ nhất định. Chúng ta tiếp tục phát triển lý thuyết
về cung bằng việc khảo sát chi phí sản xuất. Chúng ta sẽ thấy
rằng chi phí tối thiểu để sản xuất ra một mức sản lượng
nhất định sẽ phụ thuộc vào sản lượng như thế nào. Chúng ta
bắt đầu bằng việc tìm hiểu các khái niệm, cách xác định và
đo lường chi phí sản xuất.
Doanh thu của doanh nghiệp
(TR) là khoản tiền mà doanh nghiệp kiếm được từ việc bán hàng
hóa dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Chi
phí sản xuất của doanh nghiệp
(TC) là các khoản phí mà doanh nghiệp gánh chịu khi sản xuất hàng
hóa, dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.
Lợi
nhuận
(p) là phần chênh
lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Mặc dù khái niệm về chi phí trên rất đơn giản, trong
thực tế, tính toán chi phí cho những doanh nghiệp lớn rất phức
tạp. Chúng ta sẽ xem xét một cách chi tiết về các khía cạnh
phức tạp hơn của chi phí sản xuất mà các nhà kế toán và kinh
tế quan tâm.
Các nhà kinh tế và kế toán có những quan điểm khác nhau về chi
phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi nhà kế toán quan tâm
đến việc phản ánh những khoản thu chi thật sự của doanh
nghiệp, nhà kinh tế lại quan tâm vai trò của chi phí và lợi
nhuận như là yếu tố quyết định đến quyết định cung của
doanh nghiệp, sự phân bổ tài nguyên cho những hoạt động cụ
thể. Các nhà kinh tế chỉ ra chi phí của việc sử dụng tài nguyên
không phải chỉ là những khoản chi thật sự của doanh nghiệp mà
còn là chi phí cơ hội của nó.
Chi
phí kế toán (tài chính) là những khoản phí tổn mà doanh nghiệp
thực sự gánh chịu khi sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ trong
một thời kỳ nhất định.
Đó là những khoản phí bằng tiền dùng trang trải cho hoạt động
của doanh nghiệp.
Chúng
ta hãy nhìn vào bảng báo cáo thu nhập của một quán phở "Ngon miệng" trong một tháng hoạt động để tìm
hiểu cách xác định các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận
của doanh nghiệp.
Chi
phí cơ hội là khoản bị mất mát do không sử dụng nguồn tài
nguyên (lao động hay vốn) theo phương thức sử dụng tốt nhất.
Để
cho thấy chi phí cơ hội là thước đo đúng đắn của chi phí, chúng
ta xem xét trường hợp sau. Theo ví dụ trong bảng 4.4, chủ quán
phở sẽ thu được 2 triệu đồng tiền lãi về mặt kế toán.
Liệu rằng chúng ta có thể kết luận rằng chủ quán này làm ăn
đạt hiệu quả cao nhất không? Chúng ta đã bỏ qua chi phí cơ
hội của sức lao động của người chủ quán này, đó là số
tiền mà người này có thể kiếm được khi làm một công việc
khác. Giả sử cá nhân này có lời mời làm việc tại một công
ty, có mức lương là 3 triệu đồng/tháng. Vậy, việc mở quán
phở đã thực sự làm mất đi của anh ta 1 triệu đồng/tháng
mặc dù anh ta đạt được lợi nhuận kế toán là 2 triệu đồng.
Chi phí cơ hội là động cơ của cá nhân khi lựa chọn công việc
cho mình, chứ không phải là những khoản chi kế toán thực sự phát
sinh.
Bảng
4.4. Báo cáo thu nhập của quán "Ngon
miệng"
Doanh
thu |
|
Số tiền (đồng) |
3.000
tô, 4.000 đồng/tô |
|
12.000.000 |
Chi phí |
|
|
Tiền
công |
600.000 |
|
Thuê
mặt bằng |
500.000 |
|
Vật
liệu (bánh, thịt, v.v.) |
5.000.000 |
|
Chất
đốt |
400.000 |
|
Chi
phí khác |
3.000.000 |
|
Tổng chi phí |
|
9.500.000 |
Lợi nhuận trước thuế |
|
2.500.000 |
Thuế phải trả |
|
500.000 |
Lợi nhuận sau thuế |
|
2.000.000 |
Chi
phí cơ hội phải được tính toán đến. Trong việc tính toán
lợi nhuận kế toán, bạn không đề cập đến chi phí của việc
sử dụng vốn nếu nó là vốn tự có. Số vốn đó lẽ ra có
thể được dùng theo cách khác như gởi vào ngân hàng để thu được
lãi suất ngân hàng hay dùng mua cổ phiếu để được cổ tức
chẳng hạn. Chi phí cơ hội của vốn được bao gồm trong chi
phí kinh tế của doanh nghiệp chứ không phải trong chi phí kế
toán.
Chi
phí kinh tế bao gồm chi phí kế toán và cả chi phí cơ hội của
vốn và lao động. Sau khi khấu trừ chi phí kinh tế mà doanh
nghiệp vẫn còn có lợi nhuận, ta gọi đó là siêu lợi nhuận hay
lợi nhuận kinh tế. Thông thường
trong một nền kinh tế, người ta lấy lãi suất ngân hàng làm thước
đo chi phí cơ hội cho các khoản đầu tư vì đó là mức sinh lời
trung bình của nền kinh tế.
Siêu
lợi nhuận, là khoản lợi nhuận thêm vào lợi nhuận mà những người
chủ doanh nghiệp có thể kiếm được bằng cách gửi tiền theo lãi
suất ngân hàng.
Siêu
lợi nhuận là chỉ số chính xác chỉ ra mức độ hiệu quả mà
doanh nghiệp đang hoạt động. Trong khi các nhà kế toán chủ yếu
quan tâm đến các khoản thu, chi thực sự của công ty thì nhà kinh
tế quan tâm đến chi phí cơ hội của việc đầu tư. Đó là động
cơ quan trọng của doanh nghiệp trong việc quyết định phân bổ tài
nguyên cho sản xuất, kinh doanh một lĩnh vực cụ thể.
Trong ngắn hạn, chi phí cho một số đầu vào dành cho sản
xuất của doanh nghiệp là cố định, trong khi chi phí cho các yếu
tố đầu vào khác có thể biến đổi khi doanh nghiệp thay đổi
mức sản lượng của mình. Trên cơ sở này, chúng ta có thể phân
biệt những thước đo chi phí sản xuất khác nhau.
Chi
phí cố định (FC) là những khoản chi phí không thay đổi khi sản
lượng thay đổi.
Nói rộng ra, chi phí cố định là những chi phí mà doanh nghiệp
phải trả dù không sản xuất một sản phẩm nào. Tùy theo loại hình
sản xuất mà định phí có thể là tiền thuê mặt bằng, thuê nhà
máy, khấu hao máy móc, thiết bị, tiền mua bảo hiểm và cũng có
thể là tiền lương, v.v. Chi phí
cố định là khoản phí mà doanh nghiệp buộc phải bỏ ra khi
muốn tiến hành sản xuất và ngay cả trong khoảng thời gian nào
đó mà doanh nghiệp không sản xuất, họ vẫn phải chịu khoản phí
này.
Chi
phí biến đổi (VC) là những khoản chi phí tăng giảm cùng với
mức tăng giảm của sản lượng.
Chi phí biến đổi có thể gồm các khoản chi phí: nhiên liệu,
nguyên, vật liệu, tiền lương theo sản phẩm, v.v. Những khoản phí
này sẽ tăng lên khi sản lượng tăng. Doanh nghiệp không phải
trả những khoản phí này khi họ không sản xuất. Như vậy:
.
(4.12)
Để
quyết định sản xuất bao nhiêu, những người quản lý cần
biết biến phí sẽ thay đổi như thế nào khi sản lượng tăng lên.
Bên cạnh đó, họ cũng cần biết thêm về một số thước đo khác
sẽ được trình bày trong phần sau.
Chi
phí trung bình là tổng chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm.
Như vậy hàm chi phí trung bình có dạng:
AC =
.
(4.13)
Ta
có thể xem xét công thức (4.15) chi tiết hơn:
.
(4.14)
trong
đó: AC là chi phí trung bình để
sản xuất ra một sản phẩm. AFC là
chi phí cố định trung bình. Chi phí cố định trung bình phản
ánh lượng chi phí cố định trong một sản phẩm. Ví dụ, chi phí
trung bình của một tô phở là 3.333 đồng, trong đó có 1.333 đồng
là chi phí cố định. AVC là chi phí
biến đổi trung bình, nó cho biết lượng chi phí biến đổi
trong một đơn vị sản phẩm. Trong ví dụ trên, chi phí biến đổi
trung bình là 2.000 đồng.
Chúng
ta thấy rằng khi sản lượng sản xuất ra tăng, AFC
giảm. Điều đó có thể làm giảm chi phí trung bình. Vì vậy, người
ta luôn tìm cách sử dụng hết công suất nhà máy, máy móc thiết
bị để giảm chi phí trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm.
Chúng
ta hãy xem xét chi phí sản xuất của quán phở "Ngon
miệng" ở những mức sản lượng khác nhau trong bảng 4.5.
Cột thứ năm trong bảng 4.5 mô tả chi phí biên của sản
xuất phở tại các mức sản lượng. Nó cho chúng ta biết doanh
nghiệp phải tốn thêm bao nhiêu tiền để sản xuất thêm một
đơn vị sản phẩm.
Chi
phí biên là số chi phí tăng thêm do sản xuất thêm một đơn
vị sản phẩm.
Vì
định phí không thay đổi khi mức sản lượng của doanh nghiệp
thay đổi nên chi phí biên thực ra là lượng biến phí tăng thêm
do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Vì vậy, hàm chi phí biên
có dạng:
.
(4.15)
trong
đó: MC là chi phí biên để
sản xuất ra một sản phẩm.
Bảng
4.5. Các chi phí ngắn hạn của "Ngon
miệng"
Sản
lượng (q) (1) |
Định
phí (FC) (2) |
Biến
phí (VC) (3) |
Tổng
chi phí (TC) (4) |
Chi
phí biên (MC) (5) |
Chi
phí trung bình (AC) (6) |
Định
phí trung bình (AFC) (7) |
Biến
phí trung bình (AVC) (8) |
0 |
4000 |
0 |
4000 |
- |
- |
- |
- |
1 |
4000 |
3000 |
7000 |
3000 |
7000 |
4000 |
3000 |
2 |
4000 |
5000 |
9000 |
2000 |
4500 |
2000 |
2500 |
3 |
4000 |
6000 |
10000 |
1000 |
3333 |
1333 |
2000 |
4 |
4000 |
6600 |
10600 |
600 |
2650 |
1000 |
1650 |
5 |
4000 |
7000 |
11000 |
400 |
2200 |
800 |
1400 |
6 |
4000 |
7800 |
11800 |
800 |
1967 |
667 |
1300 |
7 |
4000 |
9000 |
13000 |
1200 |
1857 |
571 |
1286 |
8 |
4000 |
11000 |
15000 |
2000 |
1875 |
500 |
1375 |
9 |
4000 |
13500 |
17500 |
2500 |
1944 |
444 |
1500 |
10 |
4000 |
17000 |
21000 |
3500 |
2100 |
400 |
1700 |
Ghi chú: Đơn vị tính của sản lượng là ngàn tô
và của các loại chi phí là ngàn đồng.
Chi
phí biên chính là đạo hàm của hàm số tổng chi phí theo sản lượng,
hay là độ dốc của đường tổng chi phí.
Ở
mức sản lượng thấp, doanh nghiệp cũng phải trang trải tất cả
những khoản chi phí cần thiết cho sản xuất nên phần chi phí tăng
thêm (chi phí biên) rất cao. Chẳng hạn, chủ quán phở phải mua
một số lượng vật liệu nhất định (bàn ghế, bánh phở,
thịt, rau, v.v). Khi sản lượng tăng thêm, doanh nghiệp có thể tận
dụng những đầu vào có sẵn từ việc sản xuất những sản
phẩm trước đó nên phần chi phí tăng thêm sẽ giảm dần. Những
sản phẩm tiếp theo sẽ có chi phí thấp hơn nên chi phí biên
giảm dần. Tuy nhiên, khi sản lượng tăng đến một mức nào đó,
khó khăn trong quản lý một doanh nghiệp lớn sẽ có thể xuất
hiện. Năng suất của vốn và lao động dần dần giảm đi do
việc sử dụng kém hiệu quả. Bây giờ, việc tăng sản lượng
sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Như vậy, chi phí bắt đầu tăng lên
lại.
Hình
4.11 biểu diễn một dạng khác của đường chi phí biên. Lúc đầu,
chi phí biên giảm xuống khi sản lượng tăng. Sau đó, nó không đổi
khi sản lượng tăng ở bất kỳ mức nào. Mỗi đơn vị sản
phẩm tăng thêm làm tăng thêm một lượng chi phí không đổi.
Hình
dạng nào của đường chi phí biên thực sự được áp dụng trong
thực tiễn phụ thuộc chủ yếu vào kỹ thuật sản xuất mà doanh
nghiệp đang có. Hình dạng đường chi phí biên sẽ khác nhau giữa
các ngành và các doanh nghiệp.
Khi
chi phí biên thấp hơn tổng chi phí trung bình (MC < AC) thì nó kéo chi phí trung bình xuống, làm cho
đường chi phí trung bình dốc xuống.
Khi
chi phí biên vừa bằng với chi phí trung bình (MC
= AC) thì chi phí trung bình không giảm nữa và lúc đó chi phí
trung bình đạt cực tiểu. Đường MC
và AC giao nhau tại điểm cực
tiểu của AC.
Khi
MC cao hơn AC
(MC > AC) thì nó sẽ đẩy AC
lên, đường AC dốc lên.
Điều
này có thể liên hệ với thực tế như sau: một cầu thủ ghi 3 bàn
thắng trong 3 trận đấu, số bàn thắng trung bình là 1 bàn/trận.
Trận tiếp theo anh ta ghi 2 bàn, số bàn ghi thêm lớn hơn số trung
bình ban đầu làm cho số bàn trung bình sau tăng lên thành 1,25.
Trận tiếp nữa anh ta chỉ ghi thêm 1 bàn, ít hơn số bàn trung bình
trước đó, số bàn trung bình sau sẽ giảm xuống thành 1,2.
Những hàm chi phí cụ thể có thể có nhiều hình dạng khác
nhau. Hình dạng phổ biến của đường chi phí bao hàm những giả
định chung về chi phí được trình bày trong hình 4.9. Đường
tổng chi phí thường có dạng hàm số bậc ba theo sản lượng. AC,
AVC, và MC đều là những đường cong bậc hai mà trước tiên,
chúng giảm xuống và sau đó lại tăng khi sản lượng tăng. MC
đạt cực tiểu trước AC và AVC,
và AVC đạt cực tiểu trước khi AC
đạt cực tiểu. Đường MC đi
qua điểm cực tiểu của đường AVC
và AC. Đường AFC luôn có dạng đường hyperbol dốc xuống bất chấp hình
dạng của các đường khác. Khoảng cách theo chiều đứng giữa
đường AC và AVC bằng với độ lớn của AFC
và do đó giảm dần khi sản lượng tăng.
Trong
dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả yếu tố đầu vào
của mình. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô của
nhà máy, chuyển sang công nghệ sản xuất mới, mướn nhân công
mới và thương lượng những hợp đồng mới với các nhà cung
ứng vật tư, v.v. Do vậy, trong
dài hạn, doanh nghiệp có thể lựa chọn các đầu vào và công
nghệ sản xuất có chi phí thấp nhất. Đường tổng chi phí dài
hạn (LTC) mô tả chi phí tối
thiểu cho việc sản xuất ra mỗi mức sản lượng, khi doanh
nghiệp có khả năng điều chỉnh tất cả các đầu vào của mình
một cách tối ưu. Bởi vì doanh nghiệp có thể đóng cửa hoàn toàn
trong dài hạn nên LTC ở mức
sản lượng 0 là 0. Như vậy, không có chi phí cố định trong dài
hạn và mọi chi phí đều là chi phí biến đổi.
Điểm
khác biệt cơ bản giữa dài hạn và ngắn hạn là sự linh động.
Trong dài hạn, nhà sản xuất có thể linh động điều tiết sản
lượng và chi phí bằng cách thay đổi quy mô nhà máy.
III.2. CHI PHÍ TRUNG BÌNH VÀ CHI PHÍ BIÊN
|
Hình
4.13 mô tả sự hình thành của đường LAC
từ các đường SAC. Do trong dài hạn doanh nghiệp có thể chọn cách sản
xuất có chi phí thấp nhất ở mỗi mức sản lượng nên đường LAC
là tập hợp các điểm thấp nhất của các đường SAC.
Đường LAC thoải hơn các đường
SAC và cũng có dạng hình chữ U.
Đường
chi phí biên dài hạn (LMC) cũng
mô tả chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm. Đường LMC không phải là
đường tập hợp các điểm của các đường ngắn hạn. Khi LMC
thấp hơn LAC, LAC sẽ giảm
xuống. Tương tự, khi LMC lớn hơn
LAC thì LAC tăng lên. Khi LAC đạt
cực tiểu hay LAC không đổi, LMC
bằng với LAC.
·
Khi doanh
nghiệp tăng sản lượng mà làm cho chi phí trung bình dài hạn của
doanh nghiệp giảm, ta gọi quá trình sản xuất này có tính kinh
tế nhờ quy mô.
·
Khi doanh
nghiệp tăng sản lượng mà làm cho chi phí trung bình dài hạn của
doanh nghiệp vẫn không đổi, ta gọi quá trình sản xuất này có
lợi tức theo quy mô cố định;
·
Khi doanh
nghiệp tăng sản lượng mà làm cho chi phí trung bình dài hạn của
doanh nghiệp tăng, ta gọi quá trình sản xuất này có tính phi kinh
tế vì quy mô.
Trong
hình 4.14, đường LAC có tính
kinh tế nhờ quy mô cho đến điểm A,
nơi mà chi phí trung bình thấp nhất. Tại những mức sản lượng
cao hơn, ta thấy xuất hiện tính phi kinh tế vì quy mô. Tính kinh
tế theo quy mô của một quá trình sản xuất tùy thuộc vào việc:
doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều hơn hay ít hơn đầu vào để
sản xuất ra một sản phẩm khi sản lượng gia tăng? Vấn đề này
phụ thuộc vào công nghệ sản xuất. Tính kinh tế theo quy mô bắt
nguồn từ hiệu suất theo quy mô của sản xuất. Hiệu suất theo
quy mô tăng sẽ dẫn đến tính kinh tế nhờ quy mô bởi vì doanh
nghiệp có thể tăng gấp đôi sản lượng trong khi chi phí tăng chưa
đến gấp đôi, làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm
giảm. Ngược lại, hiệu suất theo quy giảm tương ứng với tính
phi kinh tế vì quy mô. Ta có thể chứng minh mối quan hệ giữa
hiệu suất theo quy mô và tính kinh tế theo quy mô của quá trình
sản xuất thông qua mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào,
sản lượng và chi phí trung bình.
Giả
sử một quá trình sản xuất có mối quan hệ giữa số lượng
yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra được biểu thị bằng
hàm sản xuất:
q = f(K, L).
Như
vậy, với số lượng yếu tố đầu vào là K
và L, doanh nghiệp có thể sản
xuất ra mức sản lượng q và
tốn tổng chi phí TC (TC = vK + wL).
Khi đó, chi phí trung bình để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm là AC = TC/q. Khi doanh
nghiệp tăng số lượng K và L
lên gấp m lần, tổng chi phí sẽ tăng lên đúng gấp m lần thành mTC, còn
sản lượng tăng lên thành q'.
Nếu
quá trình sản xuất này có hiệu suất theo quy mô tăng, tức là q' > mq, khi đó chi phí trung bình:
AC' =
.
(4.16)
Theo
những nghiên cứu về sản xuất lúa gạo ở nước ta, một hộ nông
dân sản xuất có tính kinh tế nhờ quy mô khi quy mô đất đai không
quá 2 hecta. Vượt quá 2 hecta, sản xuất trở nên phi kinh tế vì
quy mô (Phương, 1997; Thông, 1998). Điều này có thể được giải
thích dựa vào trình độ kỹ thuật canh tác của nông dân. Nông dân
có trình độ kỹ thuật thấp và khả năng quản lý kém nên họ
chỉ có khả năng sản xuất tốt trên một diện tích đất đai
nhỏ. Khi diện tích đất đai lớn dần, sẽ xuất hiện những
vấn đề của sản xuất lớn mà nông dân không quản lý và điều
tiết có hiệu quả. Tính phi kinh tế vì quy mô xuất hiện khi
diện tích đất đai lớn dần. Trong sản xuất nông nghiệp, như lúa
gạo, chăn nuôi, cây ăn trái, thông thường sản lượng tuân theo
lợi tức cố định theo quy mô. Hàm sản xuất của những quá trình
này có dạng Cobb-Douglas mà tổng tổng số mũ của các yếu tố đầu
vào xấp xỉ 1.
Có ba nguyên nhân tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô. Thứ nhất
là tính không thể chia cắt
của quá trình sản xuất. Để có thể sản xuất, doanh nghiệp đòi
hỏi phải có một số lượng tối thiểu của một số đầu vào
nào đó. Đôi khi chúng ta gọi chúng là chi
phí cố định, vì chúng không thay đổi khi sản lượng thay đổi.
Để hoạt động, doanh nghiệp cần phải có một người quản
lý, một điện thoại, một kế toán, một cuộc điều tra thị trường
chẳng hạn. Doanh nghiệp không thể chỉ có nửa người quản lý,
hay nửa máy điện thoại khi sản xuất một mức sản lượng
thấp. Ban đầu, những chi phí này sẽ không đổi khi sản lượng
tăng vì người quản lý có thể kiểm soát 2 hay 3 công nhân như
nhau và cũng không cần thêm một máy điện thoại nữa. Lúc này,
sản xuất có tính kinh tế nhờ quy mô vì chi phí cố định có
thể được phân tán nhỏ ra cho các sản phẩm. Tuy nhiên, khi sản
lượng vượt quá một mức nhất định, doanh nghiệp phải cần thêm
người quản lý, điện thoại, v.v.,
tính kinh tế nhờ quy mô biến mất và đường LAC
không giảm nữa.
Nguyên nhân thứ hai là sự
chuyên môn hóa. Một nhà kinh doanh duy nhất phải đảm trách
nhiều công việc khác nhau của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mở
rộng và có thêm nhiều nhân viên, mỗi nhân viên có thể tập
trung vào một công việc chuyên biệt và như vậy, thực hiện chúng
có hiệu quả hơn. Adam Smith đã nhấn mạnh lợi ích của sự chuyên
môn hóa trong tác phẩm "The
Wealth of Nations" (1776).
Thứ ba là sự tận dụng lợi thế của máy móc thiết bị. Trong
thực tế, ta thường thấy có sự xuất hiện của quy tắc
"hai phần ba". Khi sản lượng của nhà máy, máy móc tăng lên
gấp đôi, chi phí của việc vận hành nhà máy hay máy móc chỉ tăng
thêm 2/3 lần. Điều này có thể làm giảm chi phí trung bình để
sản xuất ra một sản phẩm và làm xuất hiện tính kinh tế nhờ
quy mô. Thí dụ, những tàu chở dầu chỉ cần tăng thêm 2/3 diện
tích bề mặt khi tăng thể tích chuyên chở lên gấp đôi.
PHẦN III
TỐI ĐA
HÓA LỢI NHUẬN
VÀ QUYẾT ĐỊNH
CUNG CỦA DOANH NGHIỆP
.
(4.17)
trong
đó: p, TR, TC
lần lượt là lợi nhuận, doanh thu và chi phí. Tất cả các đại
lượng này đều phụ thuộc vào sản lượng q.
Doanh thu biên
(MR) là phần doanh thu tăng thêm do sản xuất và tiêu thụ thêm
một đơn vị sản phẩm.
Do vậy:
.
(4.18)
Chúng
ta có thể xem xét chi tiết hơn công thức 4.18 để thấy rõ mối
quan hệ giữa doanh thu biên và giá cả. Dựa vào công thức tính MR,
ta có thể viết lại như sau:
.
(4.19)
·
Nếu số lượng
hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra không ảnh hưởng gì đến giá cả
thị trường (điều này xuất hiện trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo), khi đó:
: doanh thu biên bằng với giá.
·
Nếu doanh
nghiệp bán ra thêm sản phẩm làm giảm giá cả thị trường (đây
là đặc điểm của thị trường độc quyền) thì
: doanh thu biên nhỏ hơn giá.
Chúng
ta có thể thấy sự thay đổi của doanh thu biên qua số liệu về
sản lượng và doanh thu biên của một doanh nghiệp được trình bày
trong bảng 4.6. Cột doanh thu biên bao gồm các giá trị giảm dần
khi sản lượng tăng. Doanh thu biên giảm vì doanh nghiệp phải
giảm giá để bán ra được nhiều sản phẩm hơn. Hình dạng của
đường doanh thu biên phụ thuộc vào hình dạng của đường cầu.
Thông thường đường cầu dốc xuống nên đường doanh thu biên cũng
dốc xuống.
Để
tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp chọn mức sản lượng mà
tại đó chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất. Điều
này có thể đạt được khi đạo hàm bậc nhất của hàm lợi
nhuận bằng không.
.
(4.20)
Do
vậy, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chọn mức
sản lượng q*, tại đó doanh thu biên bằng với chi phí biên.
Chúng ta có thể minh họa điều này bằng hình vẽ của các đường
MR và MC.
Hình 4.16 minh họa nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của một
doanh nghiệp. Đường MC có hình
dạng quen thuộc, hình chữ U và
đường MR là đường thẳng
dốc xuống ở mọi mức sản lượng. Giao điểm của hai đường này
là điểm A, tại đây MR = MC. Chúng
ta tìm hiểu có phải tại mức sản lượng q*
này, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận không?
Bảng 4.6. Sản
lượng, doanh thu biên, chi phí biên và lợi nhuận
Sản lượng (q) (1) |
Giá (P) (2) |
Tổng doanh thu (TR = P.Q) (3) |
Doanh thu biên (MR) (4) |
Tổng chi phí (TC) (5) |
Chi phí biên (MC) (6) |
Lợi nhuận (p=TR -TC) (7) |
0 |
- |
0 |
- |
10 |
- |
-10 |
1 |
21 |
21 |
21 |
25 |
15 |
-4 |
2 |
20 |
40 |
19 |
36 |
11 |
4 |
3 |
19 |
57 |
17 |
44 |
8 |
13 |
4 |
18 |
72 |
15 |
51 |
7 |
21 |
5 |
17 |
85 |
13 |
59 |
8 |
26 |
6 |
16 |
96 |
11 |
69 |
10 |
27 |
7 |
15 |
105 |
9 |
81 |
12 |
24 |
8 |
14 |
112 |
7 |
95 |
14 |
17 |
9 |
13 |
117 |
5 |
111 |
16 |
6 |
10 |
12 |
120 |
3 |
129 |
18 |
-9 |
Ở
những mức sản lượng thấp hơn q*,
MR lớn hơn MC.
Do đó nếu bán ra thêm một sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tăng được
lợi nhuận (hay giảm được thua lỗ) vì phần doanh thu tăng thêm
lớn hơn phần chi phí tăng thêm do bán ra sản phẩm đó. Do vậy,
doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng, như được chỉ ra bằng mũi tên
trong hình. Ở bên phải q*, MC lớn hơn MR. Việc tăng
sản lượng sẽ làm tăng thêm chi phí nhiều hơn phần tăng doanh
thu. Sản xuất và bán ra thêm một sản phẩm sẽ làm giảm lợi
nhuận (hay thêm thua lỗ). Như vậy, doanh nghiệp sẽ tăng thêm lợi
nhuận bằng cách giảm sản lượng. Những điều này sẽ hướng
dẫn doanh nghiệp chọn mức sản lượng q*.
Tại q* doanh thu biên bằng đúng
chi phí biên.
Số liệu trong bảng 4.6 có thể minh họa nguyên tắc này. Ở mức sản lượng là 6, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Khi đó, doanh thu biên xấp xỉ chi phí biên. Do để đơn giản, ta chỉ xét những mức sản lượng là số nguyên nên MR và MC không chính xác bằng nhau
q*
trong hình 4.16 thể hiện mức sản lượng tối ưu mà doanh nghiệp
cần xem xét khi ra quyết định sản xuất. Đó là mức sản lượng
tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa lỗ lã của doanh
nghiệp. Sau khi chọn sản lượng tối ưu, doanh nghiệp còn phải
xem xét thêm giá và chi phí trung bình để ra quyết định về cung
ứng.
Doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận khi giá bán P
lớn hơn chi phí trung bình SAC1
và chắc chắn sẽ sản xuất sản lượng q*.
Khi giá thấp hơn SAC1,
doanh nghiệp bị lỗ vì giá không đủ bù đắp chi phí. Trong ngắn
hạn, nếu doanh nghiệp ngưng sản xuất, nó vẫn phải trả khoản
chi phí cố định. Doanh nghiệp cần so sánh khoản lỗ khi sản
xuất q* và khi không sản xuất
(q =
0) để có quyết định tiếp tục sản xuất hay không.
Nếu
giá nằm giữa SAVC1 và SAC1,
doanh nghiệp bị thua lỗ vì giá thấp hơn chi phí trung bình. Tuy nhiên,
do giá vẫn lớn hơn SAVC nên giá
bán này có thể giúp doanh nghiệp bù đắp hoàn toàn chi phí biến
đổi và dôi ra một phần để bù đắp chi phí cố định. Như
vậy doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất q*
vì nếu không doanh nghiệp sẽ hoàn toàn lỗ phần chi phí cố định.
Khi giá thấp hơn SAVC1, doanh nghiệp không thể bù đắp đủ chi
phí biến đổi và sẽ bị lỗ thêm một phần chi phí biến đổi
bên cạnh toàn bộ chi phí cố định. Doanh nghiệp tốt hơn là nên
ngưng sản xuất. Mức giá bằng với SAVC1
được gọi là mức giá bắt đầu sản xuất hay mức giá ngưng
sản xuất.
II.2.QUYẾT
ĐỊNH CUNG TRONG DÀI HẠN
|
Trong sản xuất dài hạn, chi phí cố định không còn tồn tại do
mọi yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi nên ta chỉ xét
tổng chi phí hay tổng chi phí trung bình LAC.
Trong phần trước, ta đã biết mức sản lượng tạo ra lợi
nhuận tối đa hoặc mức thua lỗ tối thiểu nằm tại điểm A (hình
4.18) với
.
Khi
chọn sản xuất mức sản lượng q*,
doanh nghiệp sẽ chịu khoản chi phí trung bình dài hạn LAC1.
Lúc ấy doanh nghiệp phải xem xét tại mức sản lượng q*, doanh nghiệp có lãi hay bị thua lỗ. Nếu giá bán
bằng hay lớn hơn LAC1
thì doanh nghiệp không bị thua lỗ và tiếp tục sản xuất sản lượng
q*. Tại mức giá bằng với LAC1,
ta gọi là mức giá hòa vốn.
Nếu
giá thấp hơn LAC1 thì doanh nghiệp sẽ ngưng hoạt động và
rời khỏi ngành. Điểm khác biệt so với quyết định cung trong
ngắn hạn là doanh nghiệp sẽ đóng cửa trong dài hạn khi bị
lỗ. Trong dài hạn, doanh nghiệp đã chọn công nghệ sản xuất có
chi phí thấp nhất ở mỗi mức sản lượng mà vẫn bị thua lỗ nên
tốt hơn là nên đóng cửa. Trong khi đó, trong ngắn hạn, doanh
nghiệp chỉ quyết định tạm thời ngưng sản xuất khi giá thấp
hơn SAVC và sẽ tiếp tục ở
lại trong ngành và cung ứng nếu điều kiện thị trường khả
quan hơn.
Bảng 4.7. Tóm
tắt các quyết định của doanh nghiệp về cung ứng
Điều
kiện biên |
Kiểm
tra xem có nên sản xuất hay không |
|
Quyết
định trong ngắn hạn |
Chọn mức sản lượng mà tại
đó MR=SMC |
- Sản xuất mức sản lượng
đó trừ phi giá bán thấp hơn SAVC. - Nếu giá thấp hơn SAVC thì không sản xuất. |
Quyết
định trong dài hạn |
Chọn mức sản lượng mà tại
đó MR=LMC |
- Sản xuất mức sản lượng
đó trừ phi giá bán thấp hơn LAC. - Nếu giá thấp hơn LAC thì đóng cửa. |
Thí
dụ: Một
doanh nghiệp có hàm tổng chi phí ngắn hạn như sau:
. Giá bán mà doanh nghiệp nhận được phụ thuộc vào sản lượng
mà hãng sản xuất ra và có dạng P
= 50 - 0,1q. Hỏi doanh nghiệp sẽ sản xuất mức sản lượng là
bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận và khi đó lợi nhuận thu
được là bao nhiêu?
Giải: Chúng ta biết
rằng doanh nghiệp cần chọn mức sản lượng mà tại đó MR=MC
nên chúng ta cần xác định hàm MR
và MC của doanh nghiệp.
.
MC =
= 0,2q
+ 10.
Để
tối đa hóa lợi nhuận, ta có MR =
MC, nên:
50 - 0,2q = 0,2q + 10
Û
q = 100 đơn
vị sản phẩm (đvsp).
Khi
đó, giá mà doanh nghiệp nhận được khi bán 100 đvsp là:
P = 50 -
0,1*100
= 40 đvt.
Doanh
thu của doanh nghiệp:
TR = 40.100 = 4000 đvt.
Chi
phí để sản xuất ra 100 đvsp:
TC = 0,1.1002 + 10.100 + 1000 = 3.000 đvt.
Lợi
nhuận mà doanh nghiệp thu được là:
p
= TR - TC = 4000
- 3000 = 1.000 đvt.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể chọn mục tiêu
là tối đa hóa doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định
thay vì tối đa hóa lợi nhuận như giả định chung của chúng ta.
Mục tiêu này có thể được theo đuổi bởi các doanh nghiệp mới
gia nhập vào thị trường, các doanh nghiệp muốn tăng nhanh thị
phần hay các doanh nghiệp muốn đạt được tính kinh tế nhờ quy
mô. Coca Cola, P&G, ICI, .v.v.
trong thời gian mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã đưa
ra mục tiêu tối đa hóa doanh thu. Các công ty này muốn bán được
càng nhiều càng tốt nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, làm
cơ sở để đạt tính kinh tế nhờ quy mô sau này. Chúng ta xem xét
làm thế nào để doanh nghiệp tối đa hóa được doanh thu.
Chúng ta đã biết doanh thu của doanh nghiệp là một hàm số
theo giá cả và sản lượng:
TR
= P.q.
(4.21)
Mức
sản lượng mà doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu phải thỏa mãn điều
kiện:
.
(4.22)
Như vậy, để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp cần chọn mức sản
lượng mà tại đó doanh thu biên bằng 0.
Thí dụ: Chúng ta trở
lại thí dụ trong phần nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận ở trên.
Giả sử doanh nghiệp muốn đạt doanh thu tối đa thay vì lợi
nhuận tối đa, hỏi doanh nghiệp cần sản xuất sản lượng là
bao nhiêu?
Giải: Hàm doanh thu của
doanh nghiệp:
TR = P.q = (50 - 0,1q)q
= 50q - 0,1q2
Hàm
doanh thu biên của doanh nghiệp:
MR =
50 - 0,2q
Để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp đặt: MR
= 0.
Û
50 - 0,2q
= 0
Û
q
= 250 đvsp.
Khi
đó giá bán của doanh nghiệp sẽ là:
P = 50 - 0,1.250 = 25 đvt.
Doanh
thu đạt được:
TR = 25. 250 = 6250 đvt.
Đây
là doanh thu tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được. Ta có
thể minh họa điều này bằng đồ thị của hàm doanh thu. Vì doanh
thu là hàm số bậc hai của q và
hệ số của q2 âm
(-0,1), nên đường TR có dạng hình
parabol lật úp với đỉnh là cực đại (hình 4.19).
Chi
phí để sản xuất ra 250 đvsp:
TC = 0,1.2502 + 10.250 + 1000 = 9750 đvt.
Lợi
nhuận thu được:
p
= TR - TC = 6250
- 9750 = -3.500 đvt.
Nhận
xét: Với
mục tiêu tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng
cao hơn so với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đó là mức sản
lượng mà doanh nghiệp có thể thu được doanh thu lớn nhất. Tuy
nhiên, khi đó, giá bán của doanh nghiệp giảm đáng kể, làm cho
doanh nghiệp bị lỗ 3500 đvt. Mặc dù doanh thu thu được là cao
nhất nhưng do chi phí sản xuất tăng rất nhanh nên doanh nghiệp
bị lỗ.
Trong
thực tế, một số doanh nghiệp khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa
doanh thu có thể chấp nhận chịu lỗ trong một khoảng thời gian
nhất định. Khi đã chiếm lĩnh được thị trường và đạt được
tính kinh tế nhờ quy mô, các doanh nghiệp có thể thu được lợi
nhuận trong dài hạn (xem Chương 6).
Tối
đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu. Vấn đề đặt ra là liệu rằng một
doanh nghiệp có thể đồng thời theo đuổi cả hai mục tiêu: tối
đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu hay không. Chúng ta hãy
xem xét lại điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa
doanh thu để trả lời cho câu hỏi này.
Để
tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp đặt: MR
= MC. Trong khi đó, để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp đặt:
MR = 0. Ta thấy rằng hai điều
kiện này sẽ cùng được thỏa mãn khi MR = MC = 0. Điều này không thể xảy ra bởi vì MC không thể bằng 0. Để sản xuất ra thêm một sản
phẩm nào đó, doanh nghiệp nhất thiết phải tốn thêm tiền cho
sản phẩm đó nên MC luôn luôn dương (MC
> 0). Do vậy, ta có thể kết luận một doanh nghiệp không
thể vừa theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, vừa theo đuổi
mục tiêu tối đa hóa doanh thu. Ví dụ trên là một minh họa cho điều
chúng ta vừa chứng minh. Doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận
tối đa là 1000 đvt khi chọn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Trong khi đó, nếu doanh nghiệp chọn mục tiêu tối đa hóa doanh thu
thì doanh thu tối đa thu được là 6250 đvt. Khi đó, doanh nghiệp
bị lỗ.
Trong
phần trước, chúng ta xem xét quyết định cung ứng của doanh
nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận ứng với một mức sản lượng
đầu ra. Thật ra, chúng ta biết đầu ra của doanh nghiệp phụ
thuộc vào yếu tố đầu vào (vốn và lao động) mà doanh nghiệp
sử dụng thông qua hàm sản xuất q
= f(K,L). Ngoài cách tính như đã trình bày trong phần trước,
lợi nhuận còn có thể được biểu diễn như là một là hàm
của các yếu tố đầu vào như sau:
.
(4.23)
Như
vậy, doanh nghiệp cũng có thể chọn mức đầu vào để tối đa hóa
lợi nhuận bằng cách chọn số lượng đầu vào sao cho đạo hàm
bậc nhất của lợi nhuận trong (4.23) bằng 0:
(4.24)
hay:
(4.25)
Theo
(4.25) thì doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải dùng
thêm yếu tố đầu vào cho đến khi doanh thu tăng thêm do sử dụng
đơn vị yếu tố đó bằng với chi phí tăng thêm do sử dụng thêm
đơn vị yếu tố đó.
Doanh thu tăng thêm do sử dụng đơn vị yếu tố sản xuất nào
đó được gọi là giá trị sản
phẩm biên của yếu tố sản xuất đó (MRP).
(4.26)
hay
tóm lại:
.
Chi
phí tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất nào
đó được gọi là chi tiêu biên.
Nếu
đường cung các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là hoàn toàn
co giãn (doanh nghiệp không có ảnh hưởng gì đến giá cả các
yếu tố đầu vào, hay đường cung nằm ngang ở mức giá nhất định(1)),
thì chi tiêu biên chính là giá của yếu tố đầu vào đó. Doanh
nghiệp là người chấp nhận giá.
Ta
có:
(4.27)
Trong
đó: v và w là giá của vốn và lao động. Vậy để tối đa hóa
lợi nhuận thì:
(4.28)
Trong
trường hợp doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường
đầu ra (thị trường cạnh tranh hoàn hảo), doanh thu biên bằng
với giá thị trường, đẳng thức (4.28) thành:
(4.29)
Vế
trái của đẳng thức là trường hợp đặc biệt của giá trị
sản phẩm biên, trong đó khối lượng đầu ra được sản xuất
ra bởi một đơn vị yếu tố đầu vào tăng thêm được định giá
trị tại giá thị trường của nó.
Đẳng
thức này chỉ ra một điều: để
tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần thuê mướn (sử dụng)
yếu tố đầu vào cho đến khi giá trị sản phẩm biên bằng với
chi phí biên của việc thuê mướn yếu tố đầu vào. Nghĩa là:
doanh nghiệp cần tính toán doanh thu
- chi phí cho mỗi đơn vị yếu tố đầu vào và ngưng thuê mướn
khi lợi nhuận tăng thêm của yếu tố đầu vào bằng không.
Hình 4.20 biểu diễn sự lựa chọn số lượng lao động sử
dụng trong sản xuất của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi
nhuận. Giả sử số lượng lao động mà doanh nghiệp thuê trên
thị trường lao động không ảnh hưởng đến giá của lao động
trên thị trường, đường cung lao động (SL) sẽ là đường thẳng nằm ngang tại một mức giá w0
nào đó. Đường giá trị sản phẩm biên của lao động sẽ dốc
xuống về phía phải. Khi số lao động được sử dụng tăng lên,
giá trị sản phẩm biên giảm dần do năng suất biên của lao động
giảm dần.
Doanh nghiệp sẽ sử dụng số lao động L* tương ứng với giao điểm A giữa đường SL và đường MRPL, điểm A. Tại điểm A, giá trị làm ra của người lao động cuối cùng (MRPL) bằng đúng với giá thuê của lao động (tiền công) mà doanh nghiệp phải trả. Ta thấy số lao động tối ưu mà doanh nghiệp sẽ chọn phụ thuộc vào giá tiền công. Khi tiền công thay đổi, doanh nghiệp sẽ dựa vào các điểm tương ứng trên đường MRPL để quyết định số lao động cần thuê. Vậy, các điểm trên đường MRPL biểu diễn số lao động mà doanh nghiệp sẽ sử dụng tại mỗi mức giá hay ta còn có thể gọi đường MRPL là đường cầu về lao động của doanh nghiệp. Khi tiền công tăng, lượng cầu lao động của doanh nghiệp sẽ giảm xuống và ngược lại lượng cầu sẽ tăng khi tiền công giảm.
CÂU
HỎI THẢO LUẬN
|
1.
Hãy cho
một ví dụ chứng tỏ quy luật năng suất biên giảm dần của các
yếu tố đầu vào?
2.
Tại
sao, trong ngắn hạn, năng suất biên của một yếu tố sản xuất
ban đầu tăng và sau đó giảm sút khi số lượng yếu tố sản
xuất đó tăng lên trong một quá trình sản xuất?
3.
Khi thuê
mướn thêm nhân công, người chủ doanh nghiệp nên quan tâm đến năng
suất trung bình hay năng suất biên của những nhân công này?
4.
Hãy cho
ví dụ về sự thay thế giữa vốn và lao động trong một quá trình
sản xuất. Nhà sản xuất nên lựa chọn tập hợp đầu vào nào
để sản xuất?
5.
Nghiên
cứu hiệu suất theo quy mô của một quá trình sản xuất có ý nghĩa
gì trong thực tế?
6.
Một
doanh nghiệp có thể có hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng,
cố định và giảm ở mỗi mức sử dụng đầu vào khác nhau không?
7.
Một
bạn sinh viên đại học sẽ đo lường chi phí cơ hội của thời
gian học tập trong trường của mình như thế nào?
8.
Tại
sao đường chi phí biên của một doanh nghiệp thường có dạng hình
chữ U?
9.
Nếu
chi phí biên của sản xuất lớn hơn biến phí trung bình thì điều
này có cho bạn biết biến phí trung bình đang tăng hay giảm hay không?
10.
Hãy dùng
hình vẽ để chứng minh doanh nghiệp, muốn tối đa hóa lợi
nhuận, phải đặt MR = MC.
11.
Doanh
nghiệp có thể đồng thời đạt được lợi nhuận tối đa và
doanh thu tối đa hay không? Tại sao?
12.
Tại
sao đường MRP của một yếu
tố sản xuất chính là đường cầu về yếu tố đầu vào của
một doanh nghiệp?
BÀI
TẬP
|
1. Giả sử hàm sản xuất cho sản phẩm V là:
.
Trong
đó: q là số lượng sản phẩm V,
K là vốn và L là lao động.
a.
Giả sử K = 10, hãy vẽ đường năng suất lao động trung bình. Năng
suất lao động trung bình tối đa tương ứng với số lượng lao
động là bao nhiêu? Khi đó, số lượng sản phẩm sản xuất ra là
bao nhiêu?
b.
Giả sử là K = 10, hãy vẽ đường năng suất lao động biên. Ứng
với số lượng lao động là bao nhiêu thì năng suất lao động biên
bằng không?
c.
Nếu K = 20, câu a và b có
kết quả như thế nào?
d.
Hàm số này có hiệu suất quy mô cố định, giảm hay tăng?
2. Giả sử hàm số sản xuất của sản
phẩm B có dạng như sau:
.
a.
Hãy tính năng suất lao động trung bình và năng suất vốn
trung bình?
b.
Hãy vẽ đường năng suất lao động trung bình nếu K
= 100?
c.
Trong trường hợp K = 100, hãy chứng tỏ là
,
.
d.
Hãy vẽ các đường đẳng lượng trong trường hợp q
= 100.
e.
Sử dụng kết quả ở câu c, hãy tính tỷ lệ thay thế biên
dọc theo đường q = 10 tại các điểm
K = L = 10; K = 25
và L = 4;
và K = 4 và L = 25? Có
phải là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần không?
3. Giả sử ta có hàm sản xuất có dạng
Cobb-Douglas như sau:
,
Trong
đó a,
b
> 0 và công
ty có thể sử dụng vốn và lao động trên thị trường đầu vào
là cạnh tranh hoàn toàn với đơn giá là v
và w.
Hãy
chứng minh rằng để tối thiểu hóa chi phí, ta cần phải có:
.
4.
Giả sử sản phẩm H được sản xuất ra theo phương trình
sản xuất như sau:
Trong
ngắn hạn số vốn được cố định ở mức K
= 100. Đơn giá vốn là 1
đơn vị tiền và đơn giá lao động là 4
đơn vị tiền.
a.
Hãy xác định đường tổng chi phí trong ngắn hạn? Hãy xác
định đường chi phí trung bình trong ngắn hạn?
b.
Hãy xác định hàm số chi phí biên trong ngắn hạn? STC,
SATC, và SMC của công ty là
bao nhiêu nếu như công ty sản xuất 25,
50, 100, 200 đơn vị sản phẩm H?
c.
Đường chi phí trung bình cắt đường chi phí biên ở điểm
nào? Giải thích tại sao đường MC
luôn cắt đường AC tại điểm
cực tiểu của AC?
5.
Trong các hàm sản xuất dưới đây, hàm nào thể hiện quy luật năng
suất biên giảm dần?
a. y
= x0,2
b. y = 3x
c. y = x3
d. y = 6x
- 0,1x2
6.
Dùng Excel để vẽ đồ thị hàm sản xuất sau: y
= 0,4x + 0,09x2
- 0,003x3
khi x biến đổi từ 0
đến 20. Xác định và
vẽ các hàm số MP và AP tương ứng.
7.
Giả sử có hàm sản xuất như sau: Y
= 300 + 200F + 150P - 70F2
- 20P2 + 50FP
trong
đó:
Y là sản lượng của một héc-ta vụ mùa,
F là lượng phân bón sử dụng trong năm,
P là số máy móc được áp dụng trên 1 héc-ta.
a.
Dùng Excel để vẽ hàm sản xuất và các đường đẳng lượng
của hàm sản xuất này.
Giả
sử giá một đơn vị của Y là
10, của phân là 40
và của máy móc là 25 (ngàn
đồng).
b.
Số lượng đầu vào tối ưu của phân và máy móc là bao nhiêu?
c.
Tại điểm tối ưu trên, chi phí cho mỗi đầu vào là bao nhiêu
và lợi nhuận là bao nhiêu?
d.
Giả sử nông dân có số vốn giới hạn và chỉ có thể chi
không quá 400 ngàn đồng/ha cho hai yếu tố đầu vào. Hãy dùng
phương pháp Lagrange để xác định mức đầu vào mà nông dân sẽ
sử dụng. Lợi nhuận kiếm được là bao nhiêu?
e.
So sánh kết quả của hai trường hợp có ràng buộc và không
ràng buộc. Giải thích.
X (đầu vào) |
Y (đầu ra) |
MP |
AP |
MRP |
ARP
|
0 |
0 |
______ |
______ |
______ |
______ |
10 |
50 |
______ |
______ |
______ |
______ |
25 |
75 |
______ |
______ |
______ |
______ |
40 |
80 |
______ |
______ |
______ |
______ |
50 |
85 |
______ |
______ |
______ |
______ |
Mức
sử dụng đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu? Chỉ
ra điểm này bằng cách tính TR
và TFC ở mỗi mức đầu vào như trong bảng.
9.
Giả sử có hàm sản xuất:
Y = 138
+ 0,4X - 0,002X2.
a.
Doanh nghiệp sẽ sử dụng bao nhiêu X để tối đa hóa
sản lượng.
b.
Doanh nghiệp sẽ sử dụng bao nhiêu X để tối đa hóa
lợi nhuận nếu giá của X là 2
và của Y là 6.
c.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu ở câu b?
d.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu ở câu a?
e.
Giả sử giá của cả đầu vào và đầu ra tăng gấp đôi.
Chứng minh số lượng đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận không
đổi. Lợi nhuận sẽ như thế nào? Giải thích.
10. Giả sử có hàm sản xuất:
Y = 0,4x + 0,09x2
- 0,003x3
Giá
của X là 20 và của Y
là 25. Hãy dùng Excel để tính toán và vẽ đồ thị các
đường Y, MP, AP, TR, VC, MRP, ARP khi x
biến đổi từ 0 đến 20.
Xác định tối đa hóa lợi nhuận.
MỘT
SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG
|
Thuật
ngữ |
Viết
tắt |
Nguyên
tiếng Anh |
Hàm sản xuất |
|
Production function |
Đường đẳng lượng |
|
Isoquant |
Năng suất biên |
MP |
Marginal product |
Tỷ lệ thay thế biên kỹ
thuật biên |
MRTS |
Marginal rate of technical
substitution |
Hàm sản xuất tỷ lệ kết
hợp cố định |
|
Fixed proportion production function |
Hiệu suất theo quy mô |
|
Returns to scale |
Tính kinh tế nhờ quy mô |
|
Economies of scale |
Tính phi kinh tế vì quy mô |
|
Diseconomies of scale |
Chi phí cố định |
FC |
Fixed costs |
Chi phí biến đổi |
VC |
Variable costs |
Tổng chi phí |
TC |
Total costs |
Chi phí trung bình |
AC |
Average cost |
Chi phí biên |
MC |
Marginal cost |
Doanh thu biên |
MR |
Marginal revenue |
Lợi nhuận |
p |
Profits |
Tối đa hóa lợi nhuận |
|
Profit maximization |
Giá trị sản phẩm biên |
MRP |
Marginal revenue product |
Chi tiêu biên |
|
Marginal expense |